đầy ông à !
Ông Hương lắc đầu:
- Không nên ! Vì hai lẽ. Ăn cua nhai rôm rốp, người ngoài nghe tưởng suôi
trai suôi gái cãi lộn. Hoặc rủi bên trai có người răng yếu rồi làm sao ?
Ông Nhì cười:
- Vậy thì chị nên đãi món cá khoai nấu cháo dừa. Món này ăn khỏi nhai.
Xong, tới tráng miệng mình đãi bánh lọt. Hai món này dẫu không còn răng
ăn cũng dễ dàng. Cứ húp là nó chạy tuốt.
Cả nhà cùng cười. Cô Sương cũng cười theo rồi đi xuống bếp.
Xuống bếp để làm gì cô cũng không rõ. Cô cứ cầm món này lên, để xuống
rồi lấy món khác, nhưng không làm hẳn một việc gì, tay không yên được.
Cô nhìn ra mé ruộng. Ngọn đuốc của ai quơ quơ chập chờn đỏ nghế ! Chắc
mấy người đi soi cá về. Họ đang hò đối đáp chọc ghẹo nhau. Mấy câu đầu
bị gió thổi tan đi, nhưng khi họ vào gần nhà thì cô nghe rõ từng tiếng và cô
có thể đoán ra giọng của ai:
Anh chê em ốm mà lại lưng tôm
Anh đi tìm người mập anh ôm cho thoa? lòng
Tiếng cười rộ lên rồi tiếng la hét loạn xạ hưởng ứng. Những câu như vậy cô
thường nghe vào mùa cấy, mùa gặt hoặc ở sân đạp lúa. Có những câu còn
"ác" hơn nữa kia nhưng cô không chút xúc động, còn bữa nay không hiểu
sao nghe họ chọc ghẹo nhau , cô lại thấy mặt nóng bừng. Phải chăng vì bếp
lửa nấu khoai lang còn rực than củi dừa ?
Đám người đi soi cá đi qua hè nhà. Cô Sương gọi:
- Có cá mắm gì không cho tôi mua ít con, bà con!
Bên ngoài đáp lại:
- Có cá chớ không có mắm!
- Mua nhiều con mới bán chớ mua ít con không bán !
Cô Sương mở cửa. Hai ba đứa trẻ quần áo ướt mem, ném đuốc bỏ nơm bên
ngoài. Đứa nào đứa nấy môi tím ngắt. Thằng Tích chìa cái giỏ, gìở hom ra.
Cô Sương soi đèn vào và la lên:
- Gần đầy giỏ. Cá ở đâu mà bây bắt nhiều dữ vậy ?
Thằng Tích cười hề hề: