phải chỉ "quẹt" bên ngoài nên cự nự. Thằng anh rể giải thích "Cái vỏ của
em cũng ướt nên anh phải cho đầu diêm mám vô một chút tỉ tì ti". Cô bé
bảo:" Em nghe ê răng quá hà!" "Em mà ê răng là lửa sắp xẹt rồi đó em! Em
chịu khó để anh kéo ra kéo vô chút nữa là cháy thôi!" Rồi anh ta kéo lia lịa.
Cô em quay lại nhì, không thấy lửa , chỉ thấy toàn là...
Cả bọn cười rào rào ngả nghiêng. Bác Ba nhậu gìo bò chờ cho tràng cười
tạm yên rồi tiếp:
- Bữa sau ông già bảo cô bé đi bắt cá với thằng rể, cô bé lắc đầu không đi
"Con sợ anh kéo lửa lắm!" . Ông già bèn hỏi phăng ra thì mới hay kéo lửa
là vậy vậy. Ông bèn gạn hỏi:" Nó cao mày thấp, làm sao nó kéo được?" Cô
bé đáp tự nhiên:"Dạ, con nhón lên, một hồi bùn lún, con đeo rễ cây giữ
chắc cứng cho ảnh kéo đến chừng con bủn rủn hết tay chân, con buông tay
để cho ảnh làm gì thì làm."
Ông già xáng một bạt tai cô bé xiển niểng, ông chỉ kêu trời chớ còn biết nói
sao!
Minh nằm trong buồng nghe rõ từng câu và thấy những nét mặt mê tiếu lâm
hiện lên trước mắt.
Vừa dứt câu chuyện "kéo lửa" thì có tiếng tiếp liền:
- Bây giờ ở đây có bác Ba thợ mộc. Nội xóm này nhà nào cũng do bác
dựng lên. Bác làm thợ đã mấy chục năm, vậy cháu xin hỏi bác một câu,
nhưng bác đừng bắt lỗi thì cháu mới dám.
- Hỏi đi. Vô bàn nhậy thì ai nấy đều sàn sàn như nhau, muốn nói gì nói
không có ké né mà mất vui. Sách có chữ " tửu nhập thì ngôn xuất" mà.
Hổng biết sao ?
- Dạ, cháu có nghe người ta hát câu này:
Má ơi, con vịt chết chìm
Con thò tay vớt, cá kìm nó cắn con!
Đó là nghĩ gì?
- Dễ ợt. Còn câu gì khác, hỏi luôn đi! - Bác Ba thợ mộc quát.
- Dạ, còn câu này:
Má ơi! Con muốn lấy anh thợ bào
Khòm lưng ảnh đẩy cái nào cũng sâu