1. THẤT BẠI TRONG NGUYÊN
NHÂN DẪN ĐẾN TỘI PHẠM
K
hi bắt đầu công việc của một nhà tâm lý học nghiên cứu lâm sàng, tôi tin
rằng mọi người trở thành tội phạm phần lớn là do các yếu tố bên ngoài bản
thân họ tác động. Tôi chủ yếu coi tội phạm như những nạn nhân. Khi làm
việc với người thầy của mình, Tiến sĩ Yochelson, chúng tôi nhận ra quan
điểm này hoàn toàn sai lầm. Chúng tôi ngày càng nghi ngờ những câu
chuyện tự thỏa mãn bản thân, trong đó tội phạm biện minh cho những gì
chúng đã làm bằng cách đổ lỗi cho người khác. Khi tiến hành kiểm nghiệm
những lời khai của chúng và phỏng vấn những người biết rõ về chúng,
chúng càng sẵn sàng hơn. Chúng tôi đã chỉnh sửa một số quan niệm, loại
bỏ hoàn toàn những quan niệm khác và khám phá các chủ đề mới. Những
bằng chứng mà chúng tôi đã tích lũy được sau hàng nghìn giờ phỏng vấn
những tên tội phạm thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhau đã buộc chúng tôi
phải đưa những “con bò lý thuyết thiêng liêng” của mình ra đồng cỏ và giết
thịt chúng. Chúng tôi tự gọi mình là “những người cải đạo bất đắc dĩ” bởi
vì chúng tôi quá do dự khi từ bỏ những học thuyết, niềm tin và những gì
chúng tôi học được trong khóa đào tạo chuyên môn về lý do tại sao mọi
người lại trở thành tội phạm. Khi chúng tôi không còn coi tội phạm là nạn
nhân, một không gian mới đã mở ra. Khi ấy, chúng tôi không còn bị ràng
buộc bởi những câu hỏi “tại sao và có thể tập trung tìm hiểu sâu hơn về
cách thức tư duy của tội phạm.
Chúng tôi áp dụng cách tiếp cận “vết xước trên bàn”. Bạn không cần
phải biết tại sao chiếc bàn bị xước. Thay vì lo lắng về việc nó bị hư hại như
thế nào, bạn cần kiểm tra chiếc bàn để xác định nó được làm bằng gì và
đánh giá tình trạng xem có thể sửa chữa được hay không. Tên tội phạm đã