Trong vở nhạc kịch West Side Story (tạm dịch: Câu chuyện phía Tây)
năm 1957, Stephen Sondheim đã nhại lại những suy nghĩ hiện tại về
nguyên nhân trẻ vị thành niên phạm pháp trong bài hát Gee, Officer
Krupke. Trong bài hát đó, những kẻ phạm pháp đã bị hiểu lầm chứ không
phải là không có gì tốt đẹp. Họ mắc phải một “căn bệnh xã hội” và xã hội
đã “chơi [cho] một vố đau đớn”. Lời bài hát này thể hiện quan điểm rằng
tội ác của họ là triệu chứng của bệnh lý tâm thần sâu sắc hoặc thiếu thốn
điều kiện kinh tế xã hội. Trong một bài báo năm 1964, nhà tâm lý học nổi
tiếng O. Hobart Moorer đã đặt câu hỏi liệu phân tâm học có thực sự khuyến
khích “bệnh xã hội” (hiện nay chính thức được gọi là “rối loạn nhân cách
chống xã hội”) bằng cách đưa ra thêm lý do cho tội phạm hay không
. Ông
đưa ra vấn đề này trong một bài ca dân gian về tâm thần như sau:
Lúc ba tuổi, tôi không chắc về những cảm nhận với anh em của mình
Và thế là tự nhiên tôi đầu độc tất cả những người yêu thương tôi
Và bây giờ tôi cảm thấy hạnh phúc khi học được bài học từ điều đó:
Rằng mọi thứ tôi làm sai đều là lỗi của người khác.
Hoạt động tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm bị châm biếm trong
những năm 1950 và 1960 vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Các tiêu đề
mới xuất hiện trên các tạp chí hay các phương tiện truyền thông mỗi ngày
đều chỉ ra một nguyên nhân khác bị cáo buộc gây ra tội phạm:
* Thanh niên bất mãn đồng cảm với Kẻ bỉ ổi?
trong Boy’s Death
Trò chơi bạo lực gây ra Bạo lực
* Sự liên quan giữa tức giận bộc phát với tổn thương trên cơ thể
+ Rối loạn giấc ngủ có thể tạo tiền đề dẫn đến hung hăng
* Sự liên quan giữa soda với các vấn đề hành vi ở trẻ nhỏ?
* Tội phạm đang già hóa ở Nhật Bản… Cô đơn chính là thủ phạm
+ Kẹo gây ra bạo lực khi trưởng thành
* Tội phạm bạo lực và cholesterol
Nhiệm vụ xác định nguyên nhân của tội phạm trong môi trường vẫn
còn đó. Tờ St. Louis PostDispatch số ra ngày 10 tháng 6 năm 2008, viết
rằng, “Tội phạm có thể đã giảm trong những năm 1990 vì chì đã được loại