Một số hạn chế trong hành vi kiểm soát tức
giận
C
ác thẩm phán và cố vấn thường khuyến nghị những người có những
hành vi ngược đãi về mặt thể chất và tâm lý khi tức giận hãy “kiềm chế cơn
giận”. Các khóa học về kiềm chế sự tức giận đã trở thành một ngành công
nghiệp nở rộ. Các lớp học này hỗ trợ các mục tiêu khác nhau, chẳng hạn
như phân biệt giữa “cơn thịnh nộ với sự tức giận thông thường”, “gánh chịu
sự tức giận”, “xoa dịu cơn giận dữ”, “định hướng cơn giận dữ”, và “khai
thác sự tức giận và thất vọng làm phương tiện thay đổi”. Một nguyên tắc cơ
bản là tức giận là một cảm xúc bình thường và “tức giận mang tính xây
dựng” có thể tác động tích cực đến các mối quan hệ. Một ấn phẩm chứa
những kiến thức về sự tức giận có nêu, “Giận dữ có những lợi thế của nó”.
Mặc dù kiềm chế cơn giận có thể giúp ích cho một số khách hàng
trong quá trình tư vấn, tuy nhiên nếu áp dụng cho những kẻ phạm tội mà
cơn tức giận là một phần của bản chất giống như ngón tay là một phần của
bàn tay thì chắc chắn sẽ thất bại. Những người không phải tội phạm cũng
tức giận nhưng nhìn chung sự tức giận của họ mang tính tập trung và không
chuyển hóa thành tội phạm. Hàm ý của thuật ngữ “kiềm chế cơn giận” cho
thấy một người nổi giận là điều có thể chấp nhận được - có lẽ là không thể
tránh khỏi - với điều kiện người đó kiềm chế được cơn giận và thể hiện nó
theo cách xây dựng. Đối với tội phạm, sự tức giận có thể gây ra thiệt hại
lớn khi anh ta coi sự lăng mạ là mối đe dọa với cái tôi của mình và thậm chí
sự sống còn về mặt tâm lý của anh ta.
Sự tức giận thường không giải quyết được vấn đề và đối với tội phạm
chắc chắn là như vậy. Khi tội phạm tức giận, anh ta không suy nghĩ rõ ràng
và cơn giận đó làm giảm hiệu quả công việc trong các nhiệm vụ. Vì tức
giận nên anh ta chống đối và xa lánh người khác. Giận dữ dẫn đến tổn
thương về mặt tình cảm và thể chất. Bộc lộ sự tức giận không làm giảm đi