Học sinh quậy phá bỏ học
M
ột số học sinh phạm pháp rất khó quản lý ngay từ khi mới đi học. Nhiều
giáo viên có xu hướng cảm thông với chúng và coi những hành vi sai trái
đó như những lời kêu gọi muốn được chú ý. Với suy nghĩ rằng trẻ em đôi
khi cần thời gian để thích nghi với trường học nên người giáo viên này kiên
nhẫn, cố gắng hướng dẫn những đứa trẻ vượt qua bất kỳ khó khăn nào. Vấn
đề là những thay đổi không bao giờ thực sự xảy ra và lòng tốt của giáo viên
bị lợi dụng như một điểm yếu. Sự thông cảm bắt đầu vơi đi khi đứa trẻ này
lớn lên và hành vi của nó ngày càng phá phách. Một số thanh niên nổi cơn
điên cuồng trộm cắp và phá hoại. Nếu chúng muốn một thứ gì đó của một
học sinh khác, chúng sẽ tự mình thực hiện mong muốn đó. Những món đồ
biến mất khỏi bàn làm việc, phòng ngủ, tủ khóa và các đồ vật biến mất khỏi
tủ đựng đồ. Tùy thuộc vào mức độ an ninh, bãi đậu xe có thể trở thành một
kho chứa những chiếc xe không khóa để đánh cắp. Những đứa trẻ nhanh
chóng tìm khách hàng để tiêu thụ những món đồ đánh cắp nhằm phủi đi
những món hàng nóng khỏi bản thân. Các giao dịch ma túy với lượng
khách ngày càng nở rộ. Hành vi xâm hại tài sản xảy ra trong giờ học và giờ
tan tầm. Hành vi phá hoại gây ra thiệt hại rất lớn khi những đứa trẻ hư hỏng
đục khoét bàn, vẽ bậy lên những tuyến đường, xé sách vở, làm vỡ cửa sổ và
phá hoại đồ đạc. Các giáo viên nhận thấy rằng việc đối phó với một hoặc
hai trong số những hành vi ngỗ ngược này còn khó hơn dạy cả một lớp với
những học sinh ham học.
Một đứa trẻ rất khó tập trung vào bài học môn toán vào buổi sáng sau
khi nó vừa bị quỵt tiền ăn trưa và bị cảnh báo tốt hơn hết là nó nên có nhiều
tiền hơn vào ngày hôm sau. Một cậu học sinh gần như không thể học tập
khi bị đe dọa cho ăn đòn nếu không nộp tiền để được “bảo kê”. Một số đứa
trẻ làm mọi cách để tránh sử dụng nhà vệ sinh ở trường học vì sợ bị trở
thành nạn nhân tại những nơi không được giám sát. Nỗi sợ hãi rình rập
quanh những hành lang trường học, nơi thường xuyên xảy ra các vụ tống