có thể đáp ứng các chi phí sử dụng ngày càng tăng của mình. Như đã đề cập
trước đó, khả năng phạm tội của anh ta cũng tăng lên vì ma túy giúp anh ta
loại bỏ nỗi sợ bị bắt hoặc bị thương.
Nếu động cơ đủ mạnh, tội phạm có thể tự mình “cai” chất gây nghiện
một cách đột ngột và kiêng sử dụng các chất kích thần. Động cơ của họ có
thể không phải lúc nào cũng là thuần khiết nhất. Hiểu được rằng ma túy cản
trở sự phối hợp giữa thể chất và trí tuệ của bản thân, một số người đã duy trì
sự tỉnh táo để có thể khôn khéo hơn khi phạm tội. Họ muốn tinh thần nhạy
bén hơn, khả năng phối hợp tốt hơn hoặc mong muốn phục hồi ham muốn
tình dục. Họ biết rằng việc đắm mình trong thế giới ma túy khiến họ tăng
nguy cơ sợ hãi.
Một bài báo năm 2011 trên Monitor on Psychology thảo luận về việc
chi trả tiền cho mọi người để cai nghiện.
Tập trung vào “quản lý dự
phòng”, bài báo tuyên bố rằng “ngay cả những tội phạm cứng rắn cũng có
thể thay đổi” bằng “các quy luật cơ bản của tâm lý học”, có thể ở dạng
“danh hiệu khen thưởng và các lời động viên từ thẩm phán”. Nếu những tội
phạm có thể ngừng sử dụng ma túy vì được trả tiền thì điều này cho thấy vấn
đề cơ bản nằm ở sự lựa chọn của họ chứ không phải là họ đang bị “căn
bệnh” lạm dụng chất gây nghiện.
Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển một loại vắc-xin nhằm
ngăn chặn ma túy xâm nhập vào não. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền
hình năm 2013, Nora Volkow thuộc Viện Quốc gia về Lạm dụng Ma túy cho
biết, “Một phương pháp chữa bệnh sẽ thật tuyệt vời, và điều đó có nghĩa là
bạn có được một loại thuốc như kháng sinh”.
loại vắc-xin như vậy được sản xuất thì việc kiêng các chất kích thần cũng
không giải quyết được vấn đề chính, đó là tính cách không khoan nhượng,
thích kiểm soát của những cá nhân mang bản tính phá hoại. Ngay cả khi tất
cả những tội phạm không sử dụng ma túy thì chúng vẫn còn phải thay đổi
nhiều hơn nữa để trở thành những con người có trách nhiệm.