TIẾT TỐNG TRUYỆN
Tiết Tống tự Kính Văn, người huyện Trúc Ấp nước Bái.
Ngô lục viết: Tổ tiên là Mạnh Thường Quân
được phong ở ấp Tiết.
Tần diệt sáu nước thì mất lộc tự, con cháu tản mát. Hán Cao Tổ định thiên
hạ, qua đất Tề, tìm dòng dõi của Mạnh Thường Quân, tìm được hai người
cháu là Lăng, Quốc, muốn phong tước cho họ. Anh em Lăng, Quốc nhường
nhau, chẳng ai chịu nhận, bèn bỏ đến huyện Trúc Ấp, nhân đó làm nhà ở
đấy, đặt họ là Tiết. Từ đời Quốc đến đời Tống, nối nhau làm quan trong
châu quận, là một họ lớn. Tống thủa nhỏ hiểu rõ kinh truyện, giỏi viết văn,
có tài năng.
Thủa trẻ nương dựa người trong họ tránh loạn đến Giao Châu, theo học
Lưu Hi.
Sĩ Tiếp đã dựa theo Tôn Quyền, gọi Tống đến làm Ngũ quan
Trung lang, bái làm Hợp Phố, Nam Hải Thái thú. Bấy giờ Giao Châu mới
mở, Thứ sử Lữ Đại đem quân đánh dẹp, Tống cùng đi theo, vượt biển
xuống phía nam, kịp đến Cửu Chân. Xong việc về kinh, làm Yết giả Bộc
xạ. Sứ giả miền tây
là Trương Phụng ở trước mặt Quyền giải họ tên của
Hám Trạch để cợt Trạch, Trạch không đáp được. Tống đến uống rượu, nhân
đó mời rượu, nói: “Chữ ‘thục’ là gì? Có ‘chó’ là ‘độc’, không có ‘chó’ là
‘thục’, ‘mắt’ ngang ‘thân’ uốn, ‘trùng’ vào trong bụng”.
Thần là Tùng Chi thấy các sách vốn chép là ‘cẩu thân’ hoặc ‘câu thân’,
cho rằng đã ‘mắt ngang’ thì nên chép là ‘câu thân’.
Phụng nói: “Không nên giải chữ ‘ngô’ của ông chăng”? Tống đối đáp
rằng: “Không ‘miệng’ là ‘trời’, có miệng là ‘ngô’,
vua trị vạn nước, đô
của Thiên tử”. Do đó mọi người ngồi đều cười vui, mà Phụng không đáp
được. Cái nhanh nhẹn quyết đoán của Tống đều đại loại như thế.
Giang Biểu truyện viết: Phí Y đi sứ Ngô, lên thềm gặp, các công khanh
cận thần đều đang ngồi. Lúc uống rượu, Y và Gia Cát Khác giễu cợt lẫn
nhau, nói đến chữ ‘ngô’, ‘thục’. Y hỏi nói: “Chữ ‘thục’ giải thế nào”? Khác
nói: “Có ‘nước’ thì ‘đục’, không ‘nước thì’ thục’. ‘Mắt’ ngang ‘thân’ uốn,
‘trùng’ vào trong bụng”. Y lại hỏi rằng: “Chữ ‘ngô’ giải thế nào”? Khác