TAM QUỐC CHÍ - NGÔ CHÍ - Trang 266

quân mà không nên đoạt lấy quân vậy. Quyền khen lời ấy, trả quân cho
Túc. Du sai Cam Ninh đến chiếm Di Lăng, Tào Nhân chia quân đánh Ninh,
Ninh nguy cấp, sai sứ đến xin cứu. Các tướng cho là quân ít không đủ chia,
Mông bảo Du và Phổ rằng: “Để Lăng Công Tích

(11)

ở lại, Mông cùng ông

đi giải bỏ nguy cấp, tình thế ấy cũng không lâu nữa, Mông tin chắc Công
Tích giữ được mười ngày vậy”. Lại khuyên Du chia sai ba trăm người lấy
củi gỗ chặn ở đường hiểm, giặc chạy qua sẽ lấy được ngựa của giặc. Du
nghe theo. Đem quân đến Di Lăng, liền hôm đó giao chiến, giết đến quá
nửa. Địch đuổi đêm bỏ trốn, đi đường gặp củi gỗ, quân kị đều bỏ ngựa mà
chạy bộ, quân đuổi gấp đến đánh, bắt được ba trăm con ngựa, dùng thuyền
chở về. Do đó khí thế của tướng sĩ tăng lên gấp đôi, liền qua sông đóng trại,
cùng đánh nhau với địch, Tào Nhân phải rút chạy, bèn chiếm Nam Quận,
vỗ về Kinh Châu. Trở về, bái Thiên Tướng quân, lĩnh chức Tầm Dương
Lệnh.

Lỗ Túc thay Chu Du, đang đi đến Lục Khẩu, qua dưới trại của Mông. Ý

Túc còn coi thường Mông, có người khuyên Túc nói: “Công danh của Lữ
Tướng quân ngày càng rạng rỡ, không nên giữ ý ganh chống, ông nên vào
thăm”. Bèn đến chỗ Mông. Lúc uống rượu, Mông hỏi Túc nói: “Ông nhận
trách nhiệm nặng nề, ở chỗ gần cõi với Quan Vũ, sắp có mưu kế gì để
phòng bị điều không may”? Túc do dự đáp nói: “Tùy lúc mà làm”. Mông
nói: “Nay đông tây dẫu là một n

(12)

, nhưng Quan Vũ thật là hổ gấu vậy,

sao lại không phòng bị trước”? Nhân đó giúp Túc bày năm kế. Túc do đó
rời chiếu đến vỗ lưng Mông nói: “Lữ Tử Minh, ta không biết tài lược của
ông lại thấu suốt như thế”. Bèn bái tạ mẹ Mông, kết làm bạn rồi đi.

Giang Biểu truyện viết: Lúc trước, Quyền bảo Mông và Tưởng Khâm

nói: “Nay các ông cùng gánh vác việc công, nên học hỏi để tự mở mang
hiểu biết thêm”. Mông nói: “Trong quân thường có nhiều việc, e rằng
không có lúc rảnh rỗi đọc sách”. Quyền nói: “Ta há muốn các khanh đọc
sách để làm kẻ sĩ học rộng sao? Chỉ muốn sai làm các việc lặn lội săn bắn
thôi. Các khanh nói có nhiều việc nhưng sao bằng ta? Ta thuở trẻ đọc qua
Thi, Thư, Lễ kí, Tả truyện, Quốc ngữ, chỉ không đọc Dịch. Đến lúc nắm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.