Năm Hàm Hi thứ nhất, mùa xuân tháng giêng ngày nhâm tuất, đem xe
cũi đến bắt Đặng Ngải. Ngày giáp ti, đi đến Trường An. Ngày nhâm thân,
sai sứ giả đem tiền ngọc tế ở núi Hoa Sơn. Tháng ấy, Chung Hội phản ở đất
Thục, bị quân sĩ đánh; Đặng Ngải cũng bị giết. Tháng hai ngày tân mão, tha
tội cho quân sĩ ở Ích Châu. Ngày canh thân, táng Minh Nguyên hoàng hậu.
Tháng ba ngày đinh sửu, lấy Tư không Vương Tường làm Thái úy, Chinh
bắc Tướng quân Hà Tăng làm Tư đồ, Thượng thư Tả bộc xạ Tuân Nghĩ làm
Tư không. Ngày kỉ mão, phong tước Vương cho Tấn Công, thực ấp mười
quận, cùng lúc trước là hai mươi quận.
Ngày đinh hợi, phong Lưu Thiện làm An Lạc Công. Mùa hạ tháng năm
ngày canh thân, Tướng quốc Tấn Vương tấu xin đẳt lại tước ‘ngũ đẳng’.
Ngày giáp tuất, đổi niên hiệu. Ngày quý mùi, truy phong Vũ Dương Tuyên
Văn Hầu làm Tấn Tuyên Vương, Vũ Dương Trung Vũ Hầu làm Tấn Cảnh
Vương. Tháng sáu, Trấn tây Tướng quân Vệ Quán dâng tấu nói quân Ung
Châu ở huyện Thành Đô thu được một cái ấn ngọc bích, có khắc chữ ‘thành
tín’, noi theo nghĩa ‘tặng cây lúa’ của Chu Thành Vương
, đem cho trăm
quan xem, rồi cất ở phủ Tướng quốc.
Tôn Thịnh nói: “Ngày xưa Công Tôn Thuật tự thấy nổi lên ở Thành Đô,
bèn đặt hiệu là Thành. Hai chữ trên cái ấn ngọc có lẽ là do Thuật khắc
vậy”.
Lúc đầu, từ lúc sau khi bình Thục, giặc Ngô đóng đồn ép gần Vĩnh An,
bèn sai các quân miền Kinh, Dự hai đầu đến cứu. Tháng bảy, giặc đều rút
lui. Tháng tám ngày canh dần, sai Trung phủ quân Tư Mã Viêm giúp làm
việc Tướng quốc, theo nghĩa phong tước Lỗ Công cho dòng dõi
Ngày quý tị, hạ chiếu nói: “Tên phản nghịch là Chung Hội ngày trước
liên kết phản loạn, tụ tập kêu gọi tướng sĩ, dùng oai quân cướp phá, bắt đầu
bày mưu gian, nói lời ngang ngược, ép bức quân sĩ, đều sai bàn nghị, trong
bọn quân lính chẳng ai không sợ hãi. bấy giờ Tướng quốc Tả tư mã Hạ Hầu
Hòa, Kị sĩ tào thuộc Chu Phủ đi sứ tại Thành Đô, Trung lĩnh quân Tư mã
Giả Phụ, Lang trung Dương Tú đều bàn việc quân của Hội; nhưng Hòa, Tú,
Phủ đều giữ tiết chẳng phục, chống lời ác của Hội, gặp nạn không lùi, lời lẽ