TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 419

loạn, nên lo cho người trong quận”. Thiệu không nghe theo. Quả nhiên dân
ven núi làm loạn, có kẻ dời vào thành, có người cướp bóc.

Bấy giờ Đổng Trác chuyển Thiên tử đóng đô ở Trường An, Trác nhân đó

ở lại tại Lạc Dương. Cha Lang là Phòng làm Trị thư Ngự sử, muốn dời về
phía tây, vì bốn phương rối loạn, bèn sai Lang đem người nhà về huyện cũ.
Có người nói Lang muốn chạy trốn, bắt đem đến chỗ Trác, Trác bảo Lang
nói: “Ngươi cùng tuổi với đứa con đã chết của ta, sao lại làm trái nhau quá
thế”? Lang nhân đó nói: “Minh công có đức cao trên đời, gặp thời loạn lạc,
xóa trừ bọn xấu, cất nhắc hiền sĩ, nếu ngày nay dốc lòng suy nghĩ sẽ phục
hưng chính trị vậy. Uy đức đã lớn, công lao đã rõ, nhưng binh nạn ngày
càng nổi lên, châu quận sôi sục, ở vùng ngoài thành, dân chẳng an nghiệp,
vứt bỏ của cải, chạy trốn ẩn nấp, dẫu ngăn cấm bốn ải, tăng thêm hình phạt,
cũng không yên ổn, đấy là nguyên nhân Lang dời về quê vậy. Mong minh
công soi xét việc cũ, ban phát ân trạch, như vậy sẽ rạng danh cùng với nhật
nguyệt, dẫu Y, Chu

(7)

cũng không hơn được vậy”. Trác nói: “Ta cũng biết

rồi, khanh nói có lí”!

Thần là Tùng Chi xét: Lời đáp của Lang chỉ là kể khen công đức của

Trác, không phải khuyên răn mà thôi. Trác không tự xét kĩ mà lại nói: “Ta
cũng biết rồi, khanh nói có lí”! Lời khách và chủ như là không không đối
đáp nhau vậy.

Lang biết Trác tất thua, sợ bị giữ lại, liền đem tiền của để hối lộ những

người coi việc của Trác, xin về quê nhà. Lại bảo người già cả rằng: “Đổng
Trác ác nghịch, bị thiên hạ ghét, nay là lúc trung thần nghĩa sĩ chuẩn bị nổi
dậy. Quận này liền kề nhau với kinh đô, phía đông Lạc Dương có huyện
Thành Cao, phía bắc là sông lớn, nếu người dấy binh trong thiên hạ chưa
tiến được tất dừng lại ở đấy. Đấy là đất tranh chiếm chưa năm xẻ bốn, khó
mà ở yên, không bằng nhân lúc đường đi còn thông mà đem họ hàng đi về
phía đông đến ở huyện Lê Dương. Ở Lê Dương có quân đồn đóng, là quê
nhà vợ của Triệu Uy Tôn, làm chức Giám doanh Yết giả, lĩnh quân mã, đủ
để làm chủ. Nếu sau này có biến, thong thả đứng xem cũng chưa muộn”.
Người già cả vương vấn chỗ cũ, chẳng ai nghe theo, chỉ có người cùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.