TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 544

“Lo gì? Ngày sau lại đem rương đặt trong xe kéo đi để khiến cho hắn nghi
hoặc, Tu tất thêm bẩm lên, bẩm lên tất suy nghĩ, nếu xét không đúng thì bên
ấy bị trách tội vậy”. Thái tử nghe theo, quả nhiên Tu bẩm lên, nhưng không
có người trên xe, do đó Thái Tổ nghi ngờ Tu. Tu với Giả Quỳ, Vương Lăng
cùng làm Chủ bạ, lại được Thực kết bạn. Hễ sắp đến gặp Thực, lo việc có
lỗi, xét nghĩ ý của Thái Tổ, làm sẵn bài văn dạy đáp có hơn mười điều để
khuyên kẻ dưới, dạy xong thì đối đáp. Lời dạy chép xong, lời đáp đã vào,
Thái Tổ thấy lạ cái nhanh nhẹn ấy, xét hỏi bắt tiết lộ. Thái Tổ sai Thái tử và
Thực đều qua một cửa ở thành Nghiệp, nhưng ngầm hạ lệnh không cho ai
được qua cửa để xem việc mà Tu làm. Thế tử đến cửa thành, không ra được
mà về. Tu khuyên Thực trước rằng: “Nếu quân hầu không ra qua cửa
thành thì quân hầu được nhân ngôi vua, nên chém tướng giữ thành”. Thực
nghe theo. Cho nên Tu bèn bị kể tội giao kết mà ban chết. Con Tu là Hiêu,
con Hiêu là Hoài, đều nổi danh vào thời nhà Tấn. Hiêu vào đầu năm Thái
Thủy làm Điển quân Tướng quân, dốc lòng dạ làm việc, chết sớm. Hoài tự
Thủy Khâu, cuối thời Huệ Đế làm Kí Châu Thứ sử.

Kí Châu kí của Tuân Xước chép: Hoài thấy phép vua chẳng sửa, bèn

buông thả uống rượu, không chú ý làm việc quan, vui chơi qua ngày mà
thôi. Thành Đô Vương biết Hoài không sửa mình, nhưng vẫn cho rằng
Hoài là kẻ sĩ giỏi, tiếc mà không trách, gọi đến làm Quân mưu Tế tửu. Rời
phủ về nhà, chư hầu miền Quan Đông bàn nghị muốn lấy Hoài sửa năm
các việc để tỏ ý chuộng đức kính hiền. Việc chưa làm được thì chết. Con
Hoài là Kiệu, tự Quốc Ngạn, Mao tự Sĩ Ngạn, đều là kẻ anh hào đời sau.
Hoài thân thiện với Bùi Ngôi, Nhạc Quảng, sai Hoài đến gặp họ. Tính Ngôi
thẳng thắn, thích phong thái cao thượng của Kiệu, bảo Hoài rằng: “Kiệu
tất làm đến công khanh, còn Mao lại kém hơn vậy”. Tính Quảng trong
sạch, ưa cái tính tiết kiệm của Mao, bảo Hoài rằng: “Kiệu tự làm đến công
khanh, nhưng Mao tinh thông hơn”. Hoài than rằng: “Cái hay đẹp của hai
con ta là cái hay đẹp của Bùi, Nhạc vậy”. Người bình cho rằng Kiều dẫu là
cao thượng nhưng tiết kiệm không bằng Mao, nói rộng là thế. Phó Sướng
nói: “Kiệu giống Hoài mà thô sơ”. Em Kiệu là Tuấn, tự Huệ Ngạn, trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.