Công. Năm thứ sáu, lại tiến hiệu là Hoài Vương, truy thụy Tán là Tây
Hương Ai Hầu. Nhất hoăng, thụy là Trác Công, con là Hằng nối tự. Giữa
năm Cảnh Sơ-Chính Nguyên, tăng thêm ấp, gộp cả một nghìn chín trăm hộ
lúc trước.
Trần Lưu Cung Vương là Tuấn, tự Tử An. Năm Kiến An thứ hai mươi
mốt, phong Mi Hầu. Năm thứ hai mươi hai, chuyển phong ở huyện Tương
Ấp. Năm Hoàng Sơ thứ hai, tiến tước làm Công. Năm thứ ba, làm Trần Lưu
Vương. Năm thứ năm, đổi phong ở huyện Tương Ấp. Năm Thái Hòa thứ
sáu, chuyển phong ở quận Trần Lưu. Năm Cam Lộ thứ tư, hoăng. Con là
Áo nối tự. Giữa năm Cảnh Sơ-Chính Nguyên-Cảnh Nguyên, tăng thêm ấp,
gộp cả bốn nghìn bảy trăm hộ lúc trước.
Phạm Dương Mẫn Vương là Củ, chết sớm, không có con. Năm Kiến
An thứ hai mươi hai, lấy con của Phàn An Công là Quân tên là Mẫn nối dõi
Củ, phong Lâm Tấn Hầu. Năm Cảnh Sơ thứ ba truy phong thụy Củ là
Phạm Dương Mẫn Công. Năm thứ năm, đổi phong Mẫn làm Phạm Dương
Vương. Năm thứ bảy, chuyển phong ở huyện Câu Dương. Năm Thái Hòa
thứ sáu, truy tiến hiệu Củ là Phạm Dương Mẫn Vương, đổi phong Mẫn làm
Lang Da Vương. Giữa năm Cảnh Sơ-Chính Nguyên-Cảnh Nguyên, tăng
thêm ấp, gộp cả ba nghìn bốn trăm hộ lúc trước. Mẫn hoăng, thụy là
Nguyên Vương, con là Hỗn nối tự.
Triệu Vương là Cán, năm Kiến An thứ hai mươi được phong Cao Bình
Đình Hầu. Năm thứ hai mươi hai phong Lại Đình Hầu; năm đó đổi phong
làm Hoằng Nông Hầu. Năm Hoàng Sơ thứ hai, tiến tước, chuyển phong
làm Yên Công.
Ngụy lược chép: Cán còn có tên là Lương. Lương vốn là con của người
thiếp là Trần thị, Lương sinh thì Trần thị chết, Thái Tổ sai Vương phu nhân
nuôi Lương. Lương năm tuổi thì Thái Tổ bệnh nặng, truyền lệnh lại bảo
Thái tử rằng: “Thằng bé ấy ba tuổi mất mẹ, năm tuổi mất cha, gửi cho mi
vậy”. Do đó Thái tử thân thiết hơn các em. Lương thủa nhỏ thường gọi Văn
Đế là A Ông, Đế bảo Lương rằng: “Ta là anh mi vậy”. Văn Đế lại thương
Lương như thế, thường lại rơi lệ.