TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 615

Phụ lại dâng sớ muốn giảm các cung nữ không được sủng ái, lại hạ chiếu

cho quan lại trong cung vua hỏi xem số cung nữ trong hậu cung. Quan lại
giữ phép cũ, đáp nói: “Cung cấm kín đáo, không nên để lộ ra”. Phụ giận,
đánh một viên quan một trăm đòn, mắng hắn nói: “Nhà nước không kín đáo
với các quan Cửu khanh, lại kín đáo với các quan nhỏ sao”? Đế nghe nói
mà càng kính trọng Phụ.

Đế vừa làm cung ở đất Hứa, lại xây dựng cung điện quán gác ở thành

Lạc Dương. Phụ dang sớ nói: “Vua Nghiêu ưa nhà cỏ tranh mà muốn nước
được ở yên, vua Hạ Vũ làm cung điện nhỏ mà thiên hạ được vui nghiệp;
cho đến nhà Ân, nhà Chu cũng làm miếu thờ cao ba thước, chỉ đủ trải chín
cái chiếu tre mà thôi. Vua sáng chủ hiền thời xưa chưa có ai làm cung điện
cao đẹp để làm tổn hại tiền sức của trăm họ vậy. Vua Kiệt làm nhà bằng
ngọc, hiên bằng ngà voi, vua Trụ làm cung Khoảnh,

(13)

đài Lộc

(14)

mà vùi

xã tắc của mình; Sở Linh Vương vì đắp đài Chương Hoa mà thân bị tai họa;
Tần Thủy Hoàng làm cung A Phòng mà gây vạ cho con của mình, thiên hạ
phản lại, chỉ hai đời là diệt. Ôi, không nghĩ đến sức của muôn dân, mà chỉ
theo ham muốn của tai mắt mình, chưa có ai không bị diệt cả. Bệ hạ nên lấy
vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Hạ Vũ, vua Thang, Văn Vương, Vũ Vương
làm phép tắc, vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Ân, Sở Linh Vương, Tần Thủy
Hoàng làm răn giới. Bậc vua ở trên, phải có đức dày. Cẩn thận giữ ngôi vị
để vâng mệnh tổ tiên, nghiệp lớn lồng lộng phải sợ có ngày làm mất. Ngày
đêm chẳng nghĩ, không lo giúp dân mà lại tự rỗi rãi tự buông thả, chỉ lo xây
dựng cung điện xa xỉ, đấy tất chuốc họa nguy vong lật đổ. Kinh Dịch viết:
‘Xây nhà cao, làm cửa rộng, nhìn qua cửa, chẳng thấy người đâu’. Người
làm vua xem thiên hạ là nhà, cho rằng cái họa của việc xây nhà cao là dẫn
đến nhà cửa không có người vậy. Nay hai tên giặc đang liên hợp, mưu làm
nguy xã tắc, quân có mười vạn xông xáo đông tây, biên giới không yên một
ngày; người cày cấy bỏ nghiệp, dân có vẻ đói. Bệ hạ không cho đấy là nỗi
lo, lại xây dựng cung điện không có lúc ngừng. Nếu nước mất mà thần có
thể còn thì thần lại không nói ra; Thần Tùng Chi cho rằng: Cái đạo trung
nhất là quên mình để nói lí. Cho nên sửa chữa lỗi sai, không nghĩ cho mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.