TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 743

rất thần kì, thử giúp ta gieo một quẻ, có làm đến ngôi Tam công không”?
Lại hỏi: “Nhiều lần nằm mơ thấy con ruồi xanh có mấy chục cái đầu bay
đến đậu trên mũi, xua chúng mà không chịu bay đi, có điềm gì không”? Lộ
nói: “Chim cú bay là chim hèn dưới vòm trời, đến khi nó đến trên cành cây
ăn quả dâu thì kêu tiếng hay làm người ta cảm động, huống chi lòng Lộ
chẳng phải là cây cỏ, dám không dốc hết lòng trung? Xưa nguyên khải giúp
đỡ Trọng Hoa, ban ân hòa thuận, Chu Công che chở Thành Vương, ngồi
mà đợi sáng, cho nên sáng rõ khắp sáu cõi, muôn nước đều yên. Đấy là
điềm ứng đạo được sửa ngay, không phải do bói đoán làm rõ vậy. Nay quân
hầu giữ chức nặng như núi lớn, thế như sấm điện, mà người trông mong thì
ít, kẻ sợ oai thì nhiều, e rằng không phải là lòng nhân cận thận có nhiều
phúc lành. Lại nữa mũi là quẻ cấn, đấy là núi giữa trời,

Thần là Tùng Chi xét: Sách xem tướng nói rằng chỗ của mũi là giữa trời,

mũi có tượng núi, cho nên nói là “núi giữa trời” vậy.

dẫu cao mà không đổ, đấy mới giữ tôn quý được lâu dài vậy. Nay ruồi

xanh xấu xí bay đến đậu ở đó. Ở chỗ cao là đỉnh đầu, kẻ ngang ngược thì
dễ ngã chết, không thể không nghĩ đến cái số hại lớn, kì hạn của thịnh và
suy. Cho nên núi ở giữa đất gọi là khiêm, sấm ở trên trời gọi là tráng;
khiêm thì tổn nhiều thêm ít, tráng thì không có lễ không làm được. Chưa bị
tổn thân thì không sáng lớn, không làm thì không bị thương hại. Mong
quân hầu trên nghĩ về cái hay của sáu hào Văn Vương, dưới xét cái nghĩa
của duyên tượng Ni Phủ, sau đó mong làm ngôi Tam công, mới đuổi được
ruồi xanh”. Dương nói: “Đấy là lời tầm thường của ông trẻ”. Lộ đáp nói:
“Ông trẻ nhưng thấy được người không trẻ, kẻ nói lời tầm thường thì thấy
được kẻ không nói”. Yến nói: “Năm sau sẽ lại gặp nhau”.

Lộ biệt truyện viết: Lộ được Hà Yến gọi, rồi cùng bàn chín việc của

Dịch, chín việc đều rõ. Yến nói: “Ông bàn về âm dương, trên đời này
không có hai người”. Bấy giờ Đặng Dương cùng ngồi với Yến. Dương nói:
“Ông có thể nói là giỏi đạo Dịch, mà ta sơ sài không hiểu kịp ý nghĩa trong
đạo Dịch, vì sao thế”? Lộ lựa lời đáp nói: “Người giỏi đạo Dịch thì không
bàn về đạo Dịch”. Yến ngậm cười mà khen Lộ rằng: “Có thể nói là chọn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.