TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 770

đặt quan ‘Đối lô’. Họ hàng của vua, quan lớn thì đều gọi là ‘Cổ sồ gia’,
cũng được dựng tông miếu, tế sao linh, xã tắc. Bộ Tuyệt Nô nhiều đời có
hôn nhân với vua, cũng ban hiệu là ‘Cổ sồ gia’. Các quan lớn cũng được
đặt chức ‘Sứ giả’, ‘Tạo y tiên nhân’, phải đề tên lên cho vua xem. Còn như
bầy tôi là khanh đại phu thì cùng ngồi nằm, cùng được cùng hàng với ‘Sứ
giả’, ‘Tạo y tiên nhân’ của nhà vua. Trong nước này, nhà quan lớn không
làm ruộng, kẻ chỉ ngồi mà ăn có hơn vạn người, những nhà dưới phải gánh
gạo, cá, muối từ xa đến cung cấp. Dân nước này ưa múa hát, trai gái các
thôn ấp trong nước ngày đêm tụ nhóm, cùng nhau hát đùa. Không có kho
tàng lớn, nhà nhà đều tự có kho nhỏ, gọi tên là ‘phù kinh’. Người nước này
sạch sẽ vui vẻ, ưa cất giấu rượu, quỳ bái chỉ bó một chân, khác với người
Phù Dư, đi bộ mà như chạy. Đến tháng mười thì tế trời, người trong nước tụ
hội, gọi là hội ‘đông minh’. Lúc hội họp, đều tự mặc áo gắn vàng bạc gấm
lụa. Quan lớn chủ tế đầu đội khăn, chỉ đội khăn mà không có gắn vật khác,
quan nhỏ chủ tế thì đội khăn ‘chiết phong’

(15)

, hình như mũ ‘biện’. Phía

đông nước này có cái hố lớn, gọi là ‘toại huyệt’

(16)

. Tháng mười thì người

trong nước tụ hội, đón thần chòi về phía đông của nước ấy mà tế, đặt chòi
gỗ ở chỗ ghế thần. Không có nhà ngục, kẻ có tội thì các ‘gia’ bàn nghị, tội
nặng thì giết, thu lấy vợ con làm nô tì. Tục nước này cưới hỏi, đã bàn bạc
xong thì nhà gái làm một gian nhà nhỏ ở sau gian nhà lớn, gọi là ‘nhà rể’,
chàng rể đến tối thì đến ngoài nhà gái, tự nói là đến đón dâu, xin được đem
dâu về nhà, cứ như thế nói ba lần, cha mẹ nhà gái nghe theo mới đới đem
dâu về trong gian nhà nhỏ, bên cạnh đặt tiền lụa, đến lúc sinh con đã lớn
khôn mới đem vợ về nhà. Tục nước này say mê, trai gái đã thành vợ chồng
rồi liền làm áo cho lúc mất. Táng hậu, dùng vàng bạc tiền của chôn hết theo
người chết, chất đá làm nấm mộ, trồng tùng bách xung quanh. Ngựa của
nước này đều nhỏ, nhưng leo núi nhanh. Người nước này có sức khỏe,
luyện tập chiến đấu, nước Ốc Trở, Đông Uế đều thần phục. Lại có người
‘tiểu thủy Mạch’. Vào lúc người Cao Câu Li dựng nước từng dựa vào đất
của người ‘tiểu thủy Mạch’ mà ở; phía bắc huyện Tây An Bình có con sông
nhỏ, chảy về phía nam đổ vào biển, một nhóm người khác của người Cao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.