Lâu ưa cưỡi thuyền đi cướp bóc, người Bắc Ốc Trở sợ họ; vào mùa hạ
thường ở trong hang sâu trên vách núi mà giữ gìn, đến mùa đông băng
đóng thuyền không đi được lại xuống ở tại thôn ấp. Vương Kì sai quân đi
riêng đuổi đánh Cung, đến cùng phía đông. Hỏi người già nước ấy rằng:
“Miền đông ven biển này có người khác không”? Người già nói là người
trong nước từng cưỡi thuyền đi bắt cá, gặp gió thổi mấy chục ngày, dạt về
phía đông đến một hòn đảo, trên ấy có người, tiếng nói không hiểu nhau,
phong tục thì thường đến tháng bảy lại lấy con gái trinh ném xuống biển.
Lại nói là có một nước cũng ở tại giữa biển, chỉ có gái mà chẳng có trai.
Lại nói là lấy được một cái áo vải, từ giữa biển trôi đến, thân áo như áo của
người Trung Quốc, hai tay áo dài ba thước. Lại nói là lấy được một con
thuyền vỡ theo sóng mà trôi vào bên bờ biển, trên thuyền có một người mà
giữa cổ lại có mặt, bắt sống được người đó, nói chuyển chẳng hiểu được
nhau, rồi không ăn mà chết. Đất ấy đều ở giữa biển phía đông của nước Ốc
Trở.
Nước Ấp Lâu
tại phía đông bắc nước Phù Dư hơn nghìn dặm, kề bờ biển
lớn, phía nam tiếp với nước Bắc Ốc Trở, chưa biết phía bắc nước ấy đến tận
chỗ nào. Đất đai nhiều núi hiểm, dáng người như người Phù Dư, tiếng nói
lại không giống với người Phù Dư, Cao Câu Li. Có ngũ cốc, trâu, ngựa, vải
gai. Người phần nhiều khỏe mạnh. Không có quân trưởng lớn, thôn ấp đều
có cừ súy. Ở giữa rừng núi, thường đào hang mà ở. Nhà lớn sâu đến chín
tầng, cho rằng càng sâu càng tốt. Khí hậu lạnh, khác với nước Phù Dư.
Phong tục ưa nuôi heo, ăn thịt heo, lấy da làm áo. Mùa đông lấy mỡ heo bôi
lên người, dày đến mấy phân để chống gió lạnh. Mùa hạ thì cởi trần, lấy
một thước vải ẩn trước sau để che thân thể. Người nước này không sạch sẽ,
làm nhà xí ở chính giữa, dân vây quanh mà ở. Cây cung dài bốn thước,
chắc như nỏ, cây tên làm bằng gỗ cây hộ, dài một thước tám tấc, lấy đá
xanh làm mũi tên, tức nước Túc Thận thời xưa vậy. Giỏi bắn tên, người bắn
tất trúng. Mũi tên tẩm độc, người trúng đều chết. Xuất ngọc đỏ, chồn tốt,
nay gọi là chồn Ấp Lâu vậy. Từ thời Hán đến nay, thuộc vào nước Phù Dư,
người Phù Dư đòi tô thuế rất nặng, cho nên giữa năm Hoàng Sơ làm phản