[ CHÚ THÍCH ]
Duệ: Trong các bản dịch Tam Quốc Diễn Nghĩa của những dịch giả
tiền bối Phan Kế Bính, Mộng Bình Sơn nhân vật này được gọi là Tào Tuấn,
không rõ tại sao.
Văn Đế: Tào Phi miếu hiệu là Nguỵ Văn Đế.
Thái Tổ: Tào Tháo được truy tôn Thái Tổ Vũ Hoàng Đế.
Nguỵ Thư: Do Vương Thẩm, Tuân Kỷ, Nguyễn Tịch biên soạn, hoàn
thành vào cuối thời Tào Nguỵ.
Vũ Hoàng Đế: Tào Tháo.
Hoàng Sơ: Niên hiệu của Tào Phi, bắt đầu từ năm 220 đến năm 226.
Nguỵ Lược: Do Ngư Hoạn soạn.
Nguỵ Mạt Truyện: Tác phẩm khuyết danh ghi chép sự kiện thời Nguỵ.
Thế Ngữ: Là sách Nguỵ Tấn Thế Ngữ do Quách Tấn Ban soạn, chép
sự tích danh nhân thời Nguỵ Tấn.
Tư Mã Tuyên Vương: Tư Mã Ý.
Thái Hoà: Niên hiệu của Nguỵ Minh Đế Tào Duệ, bát đầu từ năm
227 đến năm 233.
Thù: Đơn vị trọng lượng thời cổ, sáu Thù là một Truy, hai mươi tư
Thù là một Lượng.
Tam Phụ Lục Quyết: Là sách Tam Chú Phụ Lục Quyết do Triệu Kỳ
soạn vào thời Tam Quốc.
Diên Khang: Niên hiệu thứ sáu và cuối cùng của Hán Hiến Đế, từ
tháng ba đến tháng bảy năm 220.
Túi da: Nhạc nghị làm Đại Tướng dưới triều Yên Chiêu Vương, cầm
quân đánh Tề. Yên Chiêu Vương chết. Con là Yên Huệ Vương lên ngôi,
mắc mưu phản gián của người Tề, thay Nhạc Nghi bằng tướng khác. Nhạc
Nghị bỏ Yên theo Triệu. Yên Hụê Vương sợ nhạc nghị có tài lại biết rõ tình
hình nước mình sẽ gây hoạ hại, viết thư trách. Nhạc Nghị trả lời có đoạn