TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 96

rằng: ”…Thần nghe kẻ mở đầu tốt chưa chắc đã có kết quả tốt. Ngày xưa
Ngũ Tử Tư nói được Hạp Lư nghe nên dấu chân vua Ngô đi xa đến tận
thành Sính. Phù Sai thì không thế, cho xác ông ta vào cái túi da ngựa và
thả trôi trên sông Giang. Vua Ngô không hiểu theo lời bàn của Tử Tư có
thể lập được công, nên dìm xác Tử Tư mà không hối hận. Tử Tư không biết
nhìn trước nhà vua không cùng bàn bạc với mình để đến nỗi vào sông
Giang mà không được giải thoát.Thần khỏi tội, lập nên công trạng để làm
sáng cái dấu vết của tiên vương, đó là cái kế cao nhất của thần. Mắc phải
việc gièm pha, nhục nhã làm hỏng mất cái danh của tiên vương đó điều
thần rất sợ. Đã chịu cái tội không thể lường được, may được lợi mà thoát
khỏi, nhưng thần mang nặng ân nghĩa của tiên vương, thần tuy ở nước
ngoài mà lòng vẫn không rời bỏ nước Yên.”

(17)

Vương Tuân: Bộ tướng của Ngỗi Hiêu, khuyên Ngỗi Hiêu không nên

xưng đế sẽ gây chuyện đối đầu trực tiếp với Hán Quang Vũ.

(18)

Ngu Khanh: Danh sĩ thời Chiến Quốc, người Hàm Đan, sau hai lần

yết kiến quốc quân được bái làm Thượng Khanh.

(19)

Trần Bình: Mưu sĩ của Hán Cao Tổ.

(20)

Tiếu: Tiêu Quận quê gốc của Tào Tháo.

(21)

Can Bảo Tấn Kỷ: Do Can Bảo người Giản Giới đời Tấn soạn.

(22)

Quê gốc Gia Cát Lượng ở huyện Dương Đô, quận Lang Nha lúc bấy

giờ thuộc quyền quản hạt của nước Nguỵ.

(23)

Ý nói Lượng muốn xưng vương cát cứ độc lập, khuynh loát triều đình

Thục Hán.

(24)

Lưu Thăng: Đây phải là anh em Lưu Thiện mới hợp lý.

(25)

Mặc ngược áo cừu: Người xưa mặc áo lông thú thường xoay mắt

lông ra ngoài. Vì vậy có thành ngữ ”mặc ngược áo cừu đi vác củi” chỉ
người ngu dốt làm việc bỏ gốc tìm ngọn.

(26)

Lý Hùng: Tâm phúc của Công Tôn Thuật. Thuyết phục Thuật xưng

đế ở Ba Thục đối chọi với Hán Quang Vũ. Lập luận của Hùng rất giống
Long Trung Sách của Lượng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.