Công rằng: ‘‘Không thể để Lưu Bị chiếm lấy Kinh Châu được.” (Tào)
Công đáp: ”Bị nếu có tham vọng ấy, Cô đã có sẵn kế sách bộ binh.”
Khi Tiên Chủ thu được ba quận, Ba không thể trở về (với Tào Tháo) nữa,
rút cuộc tránh đến Giao Chỉ.
Linh Lăng tiên hiền truyện chép: Ba đến Linh Lăng, nhiệm vụ không
thành, muốn qua Giao Châu mượn đường trở về kinh sư. Khi Gia Cát
Lượng ở Lâm Chưng, Ba gửi thư cho Lượng nói: ”Nhân khi khốn đốn, trải
lúc nguy nan đến cai quản những người dân biết hướng về đạo nghĩa, tự
mình giúp đỡ chúng sinh, nương theo ý trời, thuận với vạn vật, chẳng phải
ta tự mình có khả năng mưu toan mà khuyến khích được
. Còn nếu bàn
đến cùng xét đến hết thì lời uỷ thác lúc lâm chung như biển rộng không thể
quay lại coi sóc Kinh Châu nữa.” Lượng đáp lại rằng: ”Lưu Công hùng tài
cái thế, thu phục đất Kinh Châu, chẳng ai không cảm đức mà quy phục, trời
người cùng theo về là việc có thể thấy vậy, túc hạ còn muốn gì nữa?” Ba
nói: ”Thụ mệnh mà làm, việc không thành thì trả lại, đó mới là đúng lý, lời
của túc hạ sao không ngay thẳng vậy!”Tiên Chủ rất căm hận.
Ba theo đường Giao Chỉ đến Thục.
Linh Lăng tiên hiền truyện chép: Ba tới Giao Chỉ, đổi thành họ Trương.
Cùng Thái Thú Giao Chỉ Sĩ Khê
thương thảo kế sách không hợp, bèn
theo đường Tang Ca trở về. Bị giam giữ ở quận sở quận Ích Châu, Thái Thú
(Ích Châu) muốn giết Ba. Người Chủ Bộ can rằng: ‘’ Đây là kẻ phi thường,
không thể giết được. ‘’ Viên Chủ Bộ lại xin tự giải Ba lên trụ sở châu, yết
kiến Ích Châu Mục Lưu Chương. Cha Chương là Yên khi xưa do cha Ba là
Tường tiến cử làm Hiếu Liêm, (Chương) gặp lại Ba vô cùng xúc động, mỗi
khi có việc lớn đều đến hỏi han thương lượng. Thần Tùng Chi bàn rằng:
Lưu Yên vào thời Hán Linh đế làm Kinh Tông chánh Thái Thường, rồi ra
nhận chức Ích Châu mục. Tường thì khi Tôn Kiên quật khởi ở Trường Sa
mới bắt đầu làm Giang Hạ Thái Thú, không thể tiến cử Yên làm Hiếu
Liêm. Nay xét rõ vậy.
Ít lâu sau Tiên Chủ bình định Ích Châu. Ba có lời tạ tội trái lệnh lúc
trước, Tiên Chủ không trách.