LAI MẪN TRUYỆN
Lai Mẫn tự Kính Đạt, người Nghĩa Dương thuộc Tân Dã, là hậu nhân
của Lai Hấp
. Cha (Lai Mẫn) là Diễmtừng làm chức Tư Không dưới thời
nhà Hán. Hoa Kiệu Hậu Hán thư chép: Diễm học giỏi khiên nhượng, mở
trường nuôi học sinh, tuổi trẻ đã địa vị hiển hách, thời Linh Đế làm đến
chức Tư Không. Thời Hán mạt đại loạn, Mẫn theo anh rể chạy vào Kinh
Châu. Anh rể (Mẫn) tên Hoàng Uyển là cháu của bà Lưu Chương. Vì vậy
Chương sai người đón vợ (chồng) Uyển. Mẫn bèn cùng chị vào Thục,
thường làm tân khách của Chương. (Mẫn) bao quát thư tịch, thích đọc
Xuân Thu Tả Thị, đặc biệt tinh thông ý nghĩa cổ thư Thương, Nhã; giỏi văn
chương chính đạo. Tiên Chủ an định Ích Châu, an bài Mẫn làm Điển Học
Hiệu uý. Đến khi lập Thái Tử dùng Mẫn làm (Thái Tử) Gia Lệnh. Hậu Chủ
nối ngôi, dùng (Mẫn) làm Hổ Bôn Trung lang tướng. Thừa tướng Lượng
đóng ở Hán Trung, mời Mẫn làm Quân Tế Tửu, Phụ Quân tướng quân.
(Mẫn) phạm pháp phải rời chức vụ.
Lượng tập có truyền lại rằng; „Tướng quân Lai Mẫn nói với thượng quan
rằng: ‚Tân nhân có công đức gì mà tranh dành vinh diệu ta được ban cho?
Mọi người cùng ghét ta là vì cớ gì vậy’? Mẫn tuổi cao ngạo mạn làm trái,
sinh ra lời oán thán này. Khi xưa Thành Đo mới an định đã có người chỉ
trích Mẫn làm loạn quần thần, Tiên Đế lấy lẽ tế nhị khi việc mới yên, vì
vậy bèn nhẫn nại mà thu nạp. Sau Lưu Tử Sơ
Gia Lệnh, Tiên Đế chẳng đẹp lòng nhưng (nể Lưu Ba) không nỡ cự tuyệt.
Hậu Chủ kế vị, ta u mê không hiểu được người, bèn lại đề bạt làm Tướng
Quân Tế Tửu, (thật) ngược vớí ý kiến thâm sâu của người trước đã bình
luận, làm trái chỗ bài trừ xa lánh (Mẫn) của Tiên Đế, vốn là để có thể thành
khẩn khuyến khích người hèn mọn kẻ bình thường theo đạo nghĩa tuân theo
đạo nghĩa. Nay đã không thể, dâng biểu (cho Mẫn) thôi chức, sai đóng cửa
tự ngẫm lỗi lầm.”
Sau khi Lượng chết, (Mẫn) trở về Thành Đô làm Đại Trường Thu, lại bị
miễn chức. Sau lại được thăng thêm lần nữa làm Quang Lộc Đại phu, lại