chắc chết, Uyển lại chẳng giữ thành kiến, miễn cho trọng tội. Các việc đều
như vậy, Uyển chẳng tư tâm, cứ đúng phép mà làm.
Uyển cho rằng trước Gia Cát Lượng hay ra Tần Xuyên, đường đi hiểm
trở vận chuyển khó khăn, không thể khắc phục, không bằng theo đường
thủy xuống phía đông
. Bèn chế tạo thuyền bè, muốn theo đường Hán,
Miện
đánh vào Ngụy Hưng, Thượng Dung. Song bởi bệnh cũ tái phát,
chẳng thể tiến hành. Quần thần luận bàn đều cho rằng ví như không đánh
được, sẽ rất khó quay về, đó chẳng phải kế lâu dài. Do vậy (Hậu chủ) mới
sai thượng thư lệnh Phí Y, trung giám quân Khương Duy cùng tới truyền ý
chỉ. Uyển nhận lệnh, dâng sớ rằng: Trừ diệt phản tặc, là chức trách của
thần. Thần ở Hán Trung đã được sáu năm, thân thể vốn đã yếu nhược, lại
thêm bệnh tật, chẳng lập được công lao, thần sớm khuya lo lắng không yên.
Nay Ngụy có được chín châu, gốc rễ ngày càng bám chặt, thật khó bình
định. Nếu đông tây cùng hợp lực, giữ thế đầu đuôi nương tựa lẫn nhau, tuy
không thể nhanh chóng đạt được ý nguyện, cũng có thể từ từ lấn chiếm như
tằm ăn lá, trước hết diệt trừ bè đảng phản nghịch. Nhưng Ngô và ta đã hai,
ba lần liên hợp mà chẳng có kết quả, nay rất khó để họ xuất binh, thần thật
mất ăn mất ngủ. Thần cùng Phí Y bàn bạc, đều cho rằng Lương Châu chính
là nơi cổ họng hiểm yếu, tiến thoái đều thuận lợi, quân giặc rất coi trọng.
Vả lại lòng dân Khương, Hồ mong chờ nhà Hán như khát nước, trước đây
thiên quân vào đất Khương, Quách Hoài phải thua trận bỏ chạy, tính toán
lợi hại, thần cho rằng việc này
quan trọng hàng đầu, nên lấy Khương
Duy làm Lương Châu thứ sử. Ví như Duy xuất binh, khống chế được hữu
ngạn sông, thần sẽ đưa quân làm hậu ứng cho Duy. Nay Phù Huyện thủy bộ
thông nhau, nếu vùng đông bắc có nguy hiểm, ứng phó chẳng phải là việc
khó vậy. Bởi thế Uyển quay về ở tại Phù Huyện. Nhưng bệnh tật chuyển
biến xấu đi, tới năm thứ chín (Duyên Hi) Uyển mất, được đặt thụy là Cung.
Con Uyển là Bân nối dõi, làm Tuy Vũ tướng quân, hộ quân ở Hán
Thành. Khi đại tướng Ngụy là Chung Hội tới Hán Thành, thư cho Bân
rằng: Đất Ba Thục người hiền tài văn võ thật nhiều không kể xiết. Đến như
túc hạ, Gia Cát Tư Viễn
, cũng ví như cỏ cây, tôi cũng chỉ là loại đó vậy.