TAM QUỐC CHÍ - THỤC CHÍ - Trang 67

”Nếu Vương lại hỏi đến, nên khóc mà đáp rằng: ‘Phần mộ tổ tiên nằm ở đất
Lũng Thục xa xôi, bởi vậy trong long thương nhó miền tây, không ngày
nào không không hoài niệm’, nhân đó mà nhắm mắt.”. Đến khi Vương hỏi
lại, (Thiện) đáp như trên. Vương nói: ”sao chỉ giống như lời Khích Chánh
vậy!” Thiện kinh hãi nói: ”Qủa đúng như lời ngài.” Tả Hữu đều bật cười.

Công hoăng

(24)

năm Thái Thuỷ

(25)

thứ bảy ở Lạc Dương.

Thục ký chép: Thuỵ là Tư Công Tử Tuân Tự.
Bình rằng: Hậu Chủ lúc uỷ nhiệm cho trung thân hiền tướng thì là bậc

quân vương biết theo lý lẽ, đến khi bị mê hoặc bởi hoạn quan, người hầu thì
thành ra hôn quân ám chúa. Sách nói rằng ”tơ sống không bền chắc, được
cái dễ bị nhuộm” quả nhiên là vậy! Lễ nói, quốc quân kế tục thể chế, vươt
san năm mời thì thay niên hiệu, nhưng ngay năm Chương Vũ thứ ba liền
chuyển sang goi là Kiến Hưng. Tham cứu ý nghĩa từ cổ đại, thấy (việc này)
trái với đạo lý. Lại thêm quốc gia không thiết lập cơ quan chuyên về sử
sách, sự kiệ không có người biên chép, do đó việc làm phần lớn bị bỏ sót,
tai hoạ kỳ sự cũng chẳng được ghi lại. Gia Cát Lượng tuy thông đạt ở mặt
sách lược pháp lệnh, song cũng là loại tầm thường, vì vậy trải qua nhiều
năm mà chưa chu toàn được việc này. Nhưng coi sóc sửa sang công việc
mười hai năm niên hiệu không xê dịch, việc quân luôn phát động mà không
tuỳ tiện ban bố đại xá, cũng không phải là trác tuyệt hay sao. Từ khi Lượng
chết về sau, quy chế dần suy sụp, hơn kém rõ rệt vậy.

Hoa Dương Quốc Chí chép: Thời Lượng làm Thừa tướng, có lời bàn

rằng tiếc không có công đại xá. Lượng đáp: ”Trị nước cần đức lớn chứ
không dùng ơn nhỏ. Xưa Khuông Hành

(27)

, Ngô Hán

(28)

không đồng ý thi

hành đại xá. Tiên Đế cũng từng có lời sai ta chu toàn nhà của cho Trần
Nguyên Phương, Trịnh Khang Thành

(29)

, mỗi lần gặp gỡ thì bẩm bạch báo

lại. Cái đạo lý trị loạn tất phải là như vậy mà không cần bàn chuyện đại xá.
Cứ như Lưu Cảnh Thăng

(30)

hay cha con Quý Ngọc

(31)

mỗi năm lại đại xá

mà có giúp ích gì cho việc trị nước.”

Thần Tùng Chi thấy rằng: ”Không tuỳ tiện ban bố đại xá” quả thật có

thể tán dương. Còn như ”niên hiệu không xê dịch” thì vẫn chưa đạt đến.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.