[ CHÚ THÍCH ]
Vua chết chưa truy thuỵ và tôn miếu hiệu gọi chung là Đại Hành
Hoàng Đế, trong trường hợp này là Lưu Bị.
Quan tài của vua gọi là tử cung
Ngô Ý, Trần Thọ viết Tam Quốc Chí vào thời Tấn vì kỵ huý của Tư Mã
Ý nên viết thành Ngô Nhất.
Ý nói Yên muốn tự lập làm vua.
Mạo bị Đổng Trác giết, xem thêm Lưu Yên truyện, Thục thư quyển 1
Ở đây chỉ Lưu Thiện, có điều lạ là vào thời điểm đó Lưu Bị thậm chí
chưa lên ngôi Hán Trung Vương mà Thiện đã được gọi là Thái Tử.
Tấn Văn chỉ Tấn Văn công còn Tử Ngữ là Tấn Hoài công con của Di
Ngô Tấn Huệ công, cháu ruột Tấn Văn công. Tấn Văn công lưu lạc mấy
chục năm ở nước ngoài, chớp cơ hội Tử Ngữ Tấn Hoài công mất lòng
người, mượn thế lực nước Tần về nước làm vua, phải chấp nhận cưới con
gái Tần Mục công vốn là vợ Tử Ngữ làm vợ.
Bà này chết sau khi Thục mất nước nên không được đặt miếu hiệu, chỉ
gọi là Trương Hoàng Hậu.
Vĩnh Gia là niên hiệu của Tấn Huệ đế, trong những năm Vĩnh Gia các
vương công nhà Tấn tranh chấp đánh lẫn nhau tạo ra một giai đoạn loạn
lạc gọi là Vĩnh Gia chi loạn hay loạn Bát Vương.