biến đổi đêu theo đường thích hợp, phong hoá được bảo tồn. Dân tình yêu
đạo đức, nhân thế vẫn ngợi khen. Làm vương xứ ấy phải vững lòng theo lễ
ngiã, phủ dụ lấy học sĩ cùng lê dân, cùng hưởng cùng nên. Hãy cẩn thận mà
gánh vác!” Năm Kiến Hưng thứ tám, (Hậu Chủ) cải phong (Vĩnh) làm Cam
Lăng Vương. Buổi đầu, Vĩnh ghét Hoạn quan Hoàng Hạo, không lâu sau
Hạo được tín nhiệm giao cho xử lý công việc, bèn vu cáo hãm hại Vĩnh.
Hậu Chủ dần đần xa lánh Vĩnh, đến mức hàng chục năm (Vĩnh) không
được vào triều kiến. Năm Hàm Hi nguyên niên, Vĩnh chuyển sang sống ở
Lạc Dương, được bái làm Phụng Xa Đô Uý, tước phong Hương Hầu.
Lưu Lý tự Phụng Hiếu, cũng là con trai Tiên Chủ, em của Hậu Chủ, song
không cùng mẹ với Vĩnh. Tháng sáu năm Chương Vũ nguyên niên, (Tiên
Chủ) sai Tư Đồ (Hứa) Tĩnh lập (Lý) làm Lương Vương, phong rằng: ”Tiểu
tử Lý, trẫmkế thừa thứ tự Hán triều, thuận với thiên mệnh, noi theo quy tắc
thứ tự dài lâu, ban cho ngươi vùng đất ở phía đông, làm thuộc quốc của
Hán đình. Chỉ một đất Lương này, đất đai cương vực đều là đồng ruộng,
dân quen giáo hoá, lấy đường hoà nhã mà theo phép tắc. Đến nơi tất thảy
đều có tâm tình bao dong bảo vệ cho lê thứ. Đấy vĩnh viễn là đất phong của
ngươi. Hãy kính cẩn làm vương xứ ấy!” Năm Kiến Hưng thứ tám, (Hậu
Chủ) cải phong (Lý) làm An Bình Vương. Năm Diên Hi thứ bảy chết. Con
là Ai Vương Dận thừa kế, đến năm (Diên Hi) thứ mươì chín thì chết. Con
(của Dận) là Thương Vương Thừa nối tự, đến năm (Diên Hi) thứ hai mươi
chết. Năm Cảnh Diệu thứ tư (Hậu Chủ) hạ chiếu rằng: ”An Bình Vương do
Tiên Đế sắc phong, ba đời đều yểu mệnh, việc kế thừa của quốc gia rơi
rụng cạn kiệt. Trẫm lấy làm cảm thương đau đớn, nay lấy Vũ Ân Hầu Tập
tiếp nhận vương vị.” Tập là con của Lý, năm Hàm Hi nguyên niên chuyển
sang sống ở Lạc Dương, được bái Phụng Xa Đô Uý, tước phong Hương
Hầu.
Hậu Chủ Thái Tử Tuyền, tự là Văn Thành. Mẹ là Vương Quý Nhân, vốn
là người hầu của Kính Ai Trương Hoàng Hậu. Tháng giêng năm Diên Hi
nguyên niên sắc phong rằng: ”Xét từ xưa, các bậc đế vương thuận theo thể
chế lập ngườikế tục, làm phó phù trợ quốc thống chính là đạo thường cổ