Lễ Ký chép: Thời thượng cổ không có hợp táng, từ trung cổ về sau tuỳ
theo thời thế và địa phương mới có.
cho nên Chiêu Liệt Hoàng Hậu nên cùng hợp táng với Đại Hành Hoàng
Đế. Thần khẩn cầu Thái Uý trình với tông miếu, tuyên cáo với thiên hạ, sửa
soạn nghi lễ riêng để dâng lên”. (Hậu Chủ) phê đáp chuẩn thuận cho.
Tiên chủ Mục Hoàng Hậu người ở Trần Lưu, anh là Ngô Nhất
từ thưở nhỏ. Cha Nhất cùng Lưu Yên là chổ thâm giao, vì thế toàn gia theo
Yên vào đất Thục. Yên có chí khác
, mà lại nghe người giỏi tướng thuật
nói Hậu có tướng đại quý, bèn khiến con trưởng là Mạo lúc ấy vẫn đi theo
nạp Hậu làm vợ. Mạo chết
, Hậu sống một mình. Tiên Chủ chẳng bao lâu
sau an định được Ích Châu, mà Tôn Phu Nhân thì lại quay về Ngô.
Hán Tấn Xuân Thu chép: Tiên Chủ đi vào Ích Châu, Ngô sai người đón
Tôn Phu Nhân, Phu Nhân muốn cùng Thái Tử
sai Triệu Vân dẫn quân chặn sông giữ Thái Tử lại mới ngăn cản được.
Thuộc hạ khuyên Tiên Chủ đón cưới Hậu. Tiên Chủ do dự vì Mạo là
người cùng họ. Pháp Chính tiến lên nói rằng: ”luận đến chuyện thân sơ, sao
so được với Tấn Văn và Tử Ngữ
”. Vì thế (Tiên Chủ) nạp Hậu làm Phu
Nhân.
Tập Tạc Xỉ bàn rằng: Chuyên hôn nhân của con người là đâùi mối của
nhân luân, gốc rễ của vương hoá. Vì thế dẫu là thất phu cũng không thể
không theo lễ huống hồ là bậc nhân quân. Tấn Văn bỏ lễ tòng quyền vốn là
để cứu vãn sự nghiệp. TrướcTử Phạm nói: ‘Có việc cầu người, tất phải
thuận theo người’. (Tấn Văn Công và Tử Ngữ) cùng nhau tranh đoạt quốc
gia chứ không phải chỉ là người vợ mà thôi. Thật chẳng phải vô cớ mà làm
chuyện trái lễ vậy. Nay Tiên Chủ không có quyền hành sự việc chi bức bách
mà lại dẫn cái thất thố của tiền nhân làm ví dụ, thật không phải là cách mở
đường cho bậc quân vương đi vào cái đạo của Nghiêu, Thuấn vậy. Tiên
Chủ thuận theo, còn sai hơn.
Năm Kiến An thứ hai mươi tư, (Tiên Chủ) lập (Hậu) làm Hán Trung
Vương Hậu. Tháng năm mùa hạ năm Chương Vũ nguyên niên, phong rằng:
” Trẫm vâng mệnh trời, lên ngôi chí tôn, cai trị vạn quốc. Nay lấy Hậu làm