Dự án Ánh Dương bắt nguồn từ một dự thảo của Liên Hiệp Quốc, tôn
chỉ của nó là: sau khi giành được thắng lợi strong trận chiến tận thế, loài
người cần cung cấp không gian sinh tồn tại Hệ Mặt trời cho kẻ chiến bại là
nền văn minh Tam Thể. Kế hoạch này có rất nhiều phiên bản, chủ yếu gồm
có: phương án Sinh tồn ở trạng thái yếu, tức là lấy Sao Diêm Vương,
Charon và mặt trăng của Sao Hải vương làm khu bảo tồn văn minh Tam
Thể, chỉ tiếp nhận thành viên hạm đội Tam Thể chiến bại. Trong phương án
này, hoàn cảnh sống ở khu bảo tồn rất kém, chỉ có thể dựa vào nguồn năng
lượng nhiệt hạch, đồng thời phải có sự hỗ trợ của xã hội loài người mới duy
trì được. Thứ đến là phương án Sinh tồn ở trạng thái mạnh, tức là đem Sao
Hỏa ra cho văn minh Tam Thể ở nhờ, bên cạnh thành viên của hạm đội, còn
tiếp nhận tất cả di dân đợt sau của thế giới Tam Thể. Phương án này dành
cho nền văn minh Tam Thể điều kiện sinh tồn tốt nhất trong Hệ Mặt trời,
đương nhiên là trừ Trái đất ra. Đa số các phương án còn lại đều nằm giữa
hai phương án này, song cũng có một số ý nghĩ rất cực đoan, chẳng hạn
như tiếp nhận văn minh Tam Thể gia nhập vào xã hội loài người. Dự án
Ánh Dương nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng quốc tế trên Trái
đất lấn trên các hạm đội, đồng thời đã triển khai rất nhiều nghiên cứu và
quy hoạch giai đoạn đầu, ở cả hai cộng đồng quốc tế đều đã xuất hiện rất
nhiều tổ chức dân sự thúc đẩy việc thực hiện dự án này. Nhưng đồng thời,
dự án Ánh Dương cũng bị cộng đồng người ngủ đông phản đối kịch liệt,
thậm chí còn đặt cho những người ủng hộ dự án này một biệt hiệu, gọi là
bọn “Đông Quách”
.
Tay nghị viên vừa bắt đầu diễn thuyết đã lập tức bị công chúng phản đối
dữ dội, mọi người nhao nhao ném cà chua về phía ông ta. Nghị viên vừa né
tránh vừa nói: “Xin mọi người hãy chú ý, đây là thời đại nhân văn hậu Phục
hưng lần thứ hai, thời đại này dành sự tôn trọng cực điểm cho sự sống và
nền văn minh các chủng tộc, mọi người cũng đang tắm trong ánh mặt trời
của thời đại này còn gì! Không phải vậy sao? Người ngủ đông có địa vị
công dân hoàn toàn bình đẳng trong xã hội hiện đại, không hề bị kỳ thị,
nguyên tắc này không chỉ được xác nhận trong hiến pháp và pháp luật, mà