TAM THỂ: KHU RỪNG ĐEN TỐI - TẬP 2 - Trang 15

Trong ngôn ngữ của các người có rất nhiều từ đồng nghĩa và

từ gần nghĩa, ví dụ như trong tiếng Trung mà chúng ta nhận

được lúc ban đầu đã có “rét” và “lạnh”, “lớn” và “to”,

“dài” và “lâu”…, chúng biểu đạt ý nghĩa giống nhau.

Evans: “Vậy cặp từ đồng nghĩa gây ra trở ngại trong cách hiểu mà Chúa

vừa nói là gì?”

“Nghĩ” và “nói”, chúng ta vừa kinh ngạc phát hiện, hóa ra

chúng không phải là từ đồng nghĩa.

Evans: “Hai từ này vốn dĩ không đồng nghĩa mà.”

Theo cách hiểu của chúng ta, hai từ này phải là từ đồng

nghĩa: Nghĩ, tức là dùng cơ quan tư duy để tiến hành hoạt

động tư duy; nói, tức là truyền đạt cho đồng loại nội dung

minh tư duy. Ở thế giới của các người, hành dộng thứ hai

được thực hiện bằng một cơ quan gọi là dây thanh đới, cơ

quan này diều chỉnh sự rung động của không khí để phát ra

âm thanh. Ngươi thấy định nghĩa như vậy có chính xác hay

không?

Evans: “Chính xác, nhưng chẳng phải như thế đã thể hiện rõ, ‘nói’ và

‘nghĩ’ không phải là từ đồng nghĩa hay sao?”

Theo cách hiểu của chúng ta, diều này chứng tỏ rằng chúng

là từ đồng nghĩa.

Evans: “Chúa có thể cho tôi suy nghĩ một chút được không?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.