dung duy nhất mà chúng tôi trao đổi hằng ngày chính là bài toán Ba vật
thể, ngày nào cô ấy cũng tìm hiểu xem nghiên cứu của tôi tiến triển tới đâu.
“Anh có biết Thân Ngọc Phi còn làm gì nữa không?” Sử Cường hỏi.
“Thì là cái Biên giới Khoa học đó chứ còn gì, cả ngày cô ấy đều bận bịu
việc ở đó, ngày nào cũng có cả đống người đến nhà.”
“Cô ta không rủ anh nhập hội à?”
“Chưa bao giờ , thậm chí cố ấy còn chưa từng nhắc đến hội đó với tôi,
tôi cũng chẳng quan tâm, tính tôi thế đấy, chẳng muốn quan tâm nhiều
chuyện. Cô ấy cũng biết rõ điểm này, bảo tôi là loại người lười biếng chẳng
có tí tinh thần vì sứ mạng nào cả, hội đó không thích hợp với tôi, ngược lại
còn quấy nhiễu việc nghiên cứu.”
“Thế nghiên cứu về bài toán Ba vật thể có tiến triển không?”
Xét tình trạng hiện nay của lĩnh vực nghiên cứu này trên thế giới, tiến
triển có thể nói là mang tính đột phá đấy. Mấy năm trước, Richard
Montgomery ở Đại học California tại Santa Cruz, Alain Chenciner ở Đại
học Paris 7, còn cả các nghiên cứu viên của Cơ quan nghiên cứu đo lường
Pháp, đã dùng một loại phương pháp toán học gọi là “phương pháp
Raphson”, tìm được dạng thức ổn định khả dĩ của chuyển động tam thể: với
điều kiện khởi thủy thích hợp, quỹ đạo chuyển động của ba vật thể sẽ hình
thành nên một hình số 8 khép kín. Sau này, người ta bắt đầu say mê tìm
kiếm các dạng thức ổn định đặc thù này, tìm được một cái liền vui sướng
như bắt được vàng, đến giờ cũng mới tìm được có ba bốn cái thôi. Kỳ thực,
tôi dùng thuật toán tiến hóa đã tìm được hơn một trăm dạng thức ổn định
rồi, đem những qũy đạo ấy vẽ ra thì cũng đủ làm một buổi triển lãm tranh
hậu hiện đại ấy chứ. Nhưng đây không phải mục tiêu của tôi, lời giải thực
sự cho bài toán Ba vật thể là xây dựng được một mô hình toán học, khiến
cho một khi đã biết được vector chuyển động khởi thủy của ba vật thể tại
bất cứ mặt cắt thời gian nào, cũng có thể dự đoán chình xác tất cả các
trạng thái chuyển động của cả hệ ba vật thể về sau. Đây cũng là mục tiêu
mà Thân Ngọc Phi hằng khao khát.