chuyển động trên một đường thẳng. Có ba khả năng có thể xảy ra: thứ nhất,
Mặt trời và hành tinh chuyển động với tốc độ bằng nhau về cùng một
hướng; thứ hai, Mặt trời đang đi xa khỏi hành tinh; thứ ba, Mặt trời đang
lao về phía hành tinh. Trước nền văn minh số 191, đây chỉ là một thảm hoạ
trong tưởng tượng, chưa từng thực sự xảy ra lần nào, nhưng nỗi khiếp sợ và
cảnh giác đối với nó của mọi người cơ hồ chưa từng lơi lỏng, đến nỗi “Sao
bay bất động” đã trở thành một câu nguyền rủa độc địa nhất trong nhiều nền
văn minh của thế giới Tam Thể này. Cho dù chỉ có một ngôi sao bay dừng
lại, cũng đủ khiến người ta không rét mà run lên rồi.
“Khi đó, ba ngôi sao bay cùng đồng thời dừng lại. Người của nền văn
minh số 191 đứng trên mặt đất bất lực nhìn ba ngôi sao bay treo lơ lửng trên
không trung, nhìn ba ngôi sao bay đang lao thẳng tới thế giới của họ. Mấy
ngày sau, một Mặt trời chuyển động đến khoảng cách có thể nhìn thấy bên
ngoài bầu khí quyển, trên bầu trời đêm tĩnh lặng, ngôi sao bay đột nhiên
biến ảo thành vầng dương chói loá hào quang, hơn ba mươi tiếng sau, hai
Mặt trời còn lại cũng lần lượt hiện hình. Đó không phải hiện tượng Ba Mặt
trời đồng hiện bình thường, khi ngôi sao bay cuối cùng biến thành Mặt trời,
Mặt trời đầu tiên hiện ra đã lướt qua hành tinh ở cự ly cực gần, liền ngay
sau đó, hai Mặt trời còn lại cũng tiếp tục lướt qua ở khoảng cách gần hơn!
Lực thuỷ triều
(*)
của ba Mặt trời tác động lên hành tinh đều vượt quá giới
hạn Roche
(**)
, Mặt trời đầu tiên đã làm chấn động kết cấu địa chất ở tầng
sâu nhất của hành tinh, Mặt trời thứ hai khiến hành tinh toác ra một khe nứt
khổng lồ sâu đến tận tâm, Mặt trời thứ ba đã xé rách hành tinh ra làm hai
nửa.”
(*) Lực thuỷ triều: đây là hiệu ứng thứ hai của lực hấp dẫn, góp phần
tạo nên hiện tượng thuỷ triều ở Trái đất, ngoài ra trong vũ trụ, lực thuỷ
triều còn giữ cho các thiên thể nằm trong vành đai bao quanh các hành tinh
không bay khỏi quỹ đạo hay hút lẫn nhau hình thành các mặt trăng mới.
(**) Giới hạn Roche: là khoảng cách ổn định ngắn nhất giữa hai thiên
thể có được, nếu đến gần hơn, thiên thể nhỏ sẽ bị vỡ vụn và có thể gây thiệt
hại cho thiên thể lớn. Nhà thiên văn Pháp Edouard Albert Roche (1820-