Nhưng Diệp Văn Khiết cuối cùng vẫn không nộp bản báo cáo đó lên, cô
nghĩ rằng, nếu nghiên cứu kết thúc, việc thu thập tài liệu và đặt các tập san
học thuật tiếng nước ngoài của phòng Tài liệu trong căn cứ sẽ bị đình chỉ,
cô sẽ không thể nào tiếp xúc với các tài liệu vật lý thiên văn phong phú như
trước nữa. Vì vậy, trên danh nghĩa, cô vẫn tiếp tục thực hiện hạng mục
nghiên cứu này, thực tế là âm thầm xây dựng mô hình toán học cho Mặt trời
của riêng mình.
Đêm đó, gian đọc sách lạnh lẽo của phòng Tài liệu như thường lệ chỉ có
một mình Diệp Văn Khiết, trên chiếc bàn dài trước mặt cô bày ra một đống
tập san và tài liệu. Sau khi hoàn thành tính toán một ma trận phức tạp, cô
xoa xoa bàn tay lạnh cứng, cầm tờ tạp chí Vật lý thiên văn số mới nhất lên,
tuỳ tiện lật giở vài trang để cho đầu óc nghỉ ngơi, một bài báo khoa học về
nghiên cứu Mộc tinh đã thu hút sự chú ý của cô, phần tóm tắt trọng điểm
của bài báo như sau:
Trong tin ngắn “Nguồn phát xạ mạnh mới trong Hệ Mặt trời” ở số trước,
tiến sĩ Harry Peterson ở Đài thiên văn Núi Wilson đã công bố một loạt số
liệu, đó là do trong quá trình quan trắc độ lắc trong chuyển động tự quay
của Mộc tinh do lực hấp dẫn của hành tinh gây ra vào hai ngày 12 tháng 6
và 2 tháng 7, ông ta đã hai lần tình cờ kiểm tra và đo lường được bản thân
Mộc tinh đang phát ra bức xạ điện từ mạnh mẽ, lần lượt kéo dài 81 giây và
76 giây, những số liệu này ghi lại phạm vi tần số và các tham số khác của
bức xạ đó. Trong khoảng thời gian sóng vô tuyến bùng phát, quan sát được
một số biến đổi của Vết Đỏ Lớn
(*)
trên bề mặt Mộc tinh, Peterson cũng đã
miêu tả lại trong tin ngắn đó. Hiện tượng bùng phát sóng vô tuyến ở Mộc
tinh đã gây rất nhiều hứng thú trong giới nghiên cứu hành tinh, bài viết của
G. McKenzie số này cho rằng đây là dấu hiệu báo trước phản ứng nhiệt
hạch trong lõi Mộc tinh khởi động; số sau sẽ đăng bài viết của Inoue
Kumoseki, quy kết hiện tượng bùng phát sóng vô tuyến ở Mộc tinh về một
cơ chế phức tạp hơn: sự chuyển động của các khối hydro kim loại
(**)
bên
trong, đồng thời còn đưa ra mô hình toán học hoàn chỉnh.