giải phẫu. Vì hình dạng không còn theo quy tắc nào nữa, ánh sáng mà
chúng tán xạ xuống mặt đất cũng dịu đi phần nào, nhưng màu sắc trên bề
mặt chúng lại càng thêm quái dị, biến ảo khó lường.
Trong những khối ba chiều hỗn loạn che phủ khắp bầu trời ấy, có một số
vật đặc biệt thu hút sự chú ý của những người quan sát dưới mặt đất, trước
tiên là bởi những khối hình ba chiều này trông rất giống nhau, nhìn kỹ lại,
người ta nhận ra thứ mà chúng thể hiện, một nỗi sợ hãi khủng khiếp nhanh
chóng lan ra toàn bộ thế giới Tam Thể.
Đó đều là mắt! (Chúng ta không biết hình dạng con mắt của người Tam
Thể trông thế nào, nhưng có một điểm có thể khẳng định: bất cứ sinh vật có
trí tuệ nào cũng hết sức nhạy cảm với hình ảnh con mắt.)
Nguyên thủ là một trong số ít những người thực sự giữ được bình tĩnh,
ông ta hỏi quan chức phụ trách khoa học: “Cấu trúc bên trong một hạt vi mô
có thể phức tạp đến mức độ nào?”
“Vậy thì phải xem là quan sát từ điểm nhìn mấy chiều. Từ điểm nhìn một
chiều quan sát một hạt vi mô, đó chính là cảm giác của người bình thường,
chỉ là một điểm mà thôi; từ điểm nhìn hai chiều và ba chiều, hạt vi mô bắt
đầu thể hiện ra cấu trúc bên trong của nó; nếu quan sát từ điểm nhìn bốn
chiều, thì hạt vi mô ấy đã là một thế giới vĩ mô rồi”
Nguyên thủ nói: “Dùng từ “vĩ mô” với một vật nhỏ bé như hạt proton,
làm ta có cảm giác không thể nào tin nổi.”
Quan chức phụ trách khoa học không để ý đến nguyên thủ, tiếp tục nói
một mình: “Ở các chiều cao hơn, mức độ phức tạp và số lượng cấu trúc bên
trong hạt nhân sẽ tăng lên cực lớn, tỷ dụ của tôi không được chuẩn xác lắm,
mà chỉ là một lối nói hình tượng mà thôi: một hạt cơ bản dưới góc nhìn bảy
chiều, mức độ phức tạp của nó có khả năng tương đương với hệ hành tinh
Tam Thể của chúng ta trong không gian ba chiều; dưới điểm nhìn tám
chiều, hạt cơ bản là một thứ lớn lao mênh mang như cả hệ Ngân Hà; khi
điểm nhìn lên đến chín chiều, số lượng kết cấu bên trong và mức độ phức
tạp của một hạt cơ bản đã tương đương với toàn thể vũ trụ. Còn đến các