TÂM TÌNH VỚI ĐẤT MẸ - Trang 71

Tình yêu dành cho Đất Mẹ không còn là ý niệm về môi trường

(*)

Thiền sư Nhất Hạnh lý giải vì sao chánh niệm và cách mạng tâm linh chứ không

phải kinh tế là những nhân tố cần thiết cho quá trình bảo vệ thiên nhiên và làm
giảm thiểu những biến đổi thất thường của khí hậu.

Thiền sư Nhất Hạnh nói để đối phó với những thách thức của môi trường, chúng

ta cần có một cuộc cách mạng tâm linh.

Thiền sư Nhất Hạnh có 70 năm kinh nghiệm thực tập thiền và chánh niệm. Từ

Thầy tỏa ra một sự bình an và tĩnh lặng lạ thường. Đây là con người đang sống
những gì mình nói, con người được giới Phật tử coi như một vị Bồ Tát, không ngừng
tìm kiếm những cách thức tốt nhất để giúp người.

Ngay từ những ngày tháng trực tiếp sống và đối mặt với cuộc chiến tại Việt Nam,

vị Thầy hiện 86 tuổi này đã phát nguyện cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp hòa
bình và hóa giải xung đột. Năm 1967, mục sư Martin Luther King đã đề cử Thầy cho
giải Nobel Hòa Bình vì theo mục sư: “những ý tưởng của Thầy về hòa bình, nếu
được áp dụng, sẽ dựng lên một lâu đài vĩ đại, bất hủ cho tiến trình hòa hợp tôn giáo,
cho tình huynh đệ thế giới và cho nhân loại”.

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi những năm gần đây, Thầy không chỉ

chú trọng tới việc hòa giải xung đột trong mối quan hệ giữa người với người, mà còn
hướng sự quan tâm tới hành tinh xanh của chúng ta – nơi nương náu của mọi loài.

Thầy, như hàng ngàn thiền sinh và đệ tử vẫn gọi, thấy rằng vì đời sống thiếu ý

nghĩa, thiếu sự liên hệ mật thiết với nhau mà chúng ta trở thành con nghiện của
chủ nghĩa tiêu thụ. Chúng ta cần phải nhận ra và ứng phó với những áp lực mà
chúng ta đang gây cho trái đất nếu nhân loại muốn sống sót.

Điều mà đạo Bụt có thể đóng góp cho nhân loại là nhận diện những khổ đau ta

đang gánh chịu và một con đường thoát khổ là trực tiếp đối diện, mà không phải
tìm cách trốn tránh hay khỏa lấp bằng những công việc, mua sắm, giải trí hay chăm
chút làm đẹp. Những ham muốn về danh vọng, giàu sang, quyền lực và tình dục chỉ
có tác dụng tạo nên ảo giác về hạnh phúc mà không phải là hạnh phúc đích thực,
kết cục chỉ làm trầm trọng thêm những cảm giác trống trải, xa cách.

Thầy lấy ví dụ câu chuyện của một tỷ phú điều hành một trong những tập đoàn

lớn nhất Hoa Kỳ. Ông này tới tham dự một khóa tu với Thầy, kể về những khổ đau,
lo lắng và nghi ngờ của ông. Ông nghĩ rằng mọi người đến với ông chỉ vì muốn lợi
dụng, nên ông chẳng có ai để làm bạn.

http://tieulun.hopto.org

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.