Rồi lắng nghe. Nghe thật kỹ vào.
Cuối cùng, các cô nàng thợ săn ơi, hãy cảm ơn anh ấy vì sự tư vấn đó.
Và tỏ ra trầm trồ với những gì anh ấy vừa rót vào tai bạn.
Có một điều liên quan tới tính thời điểm của hai thủ thuật này: Bạn đừng
sử dụng chúng quá sớm trong mối quan hệ tình cảm. Hãy chờ cho tới khi
cả hai bạn đã đạt tới mức độ thân mật nào đó, đừng để đối tượng nghi
ngờ tại sao bạn lại hỏi như vậy. Sau khi đối tượng đã có những cảm xúc
yêu mến bạn hơn, anh/cô ấy có thể sẽ đánh giá cao mục đích câu hỏi của
bạn.
Điều đó không có nghĩa là bạn nên chờ đợi trước khi nghĩ về dạng tương
đồng rất quan trọng này. Sẽ chẳng bao giờ là quá sớm để bạn giương cái
ăng-ten của mình lên và “bắt sóng” tất cả những mong muốn của anh/cô
ấy về một mối quan hệ yêu đương. Hãy lắng nghe thật tinh tế bất cứ khi
nào đối tượng nói về những người tình cũ, về cha mẹ, bạn bè hay bất cứ
mối quan hệ nào khác.
Cuối cùng, thách thức lớn nhất cũng đến. Khi mối quan hệ đã tiến triển
tốt, bạn phải làm mọi điều để có thể khiến người ấy cảm thấy bạn yêu họ
– không phải theo cách bạn muốn yêu – mà chính xác là theo cách người
ấy muốn được yêu.
Bạn sẽ tìm thấy thêm những hướng dẫn cho vấn đề quan trọng này – kể
cả một số từ ngữ phù hợp để sử dụng – trong hai phần cuối của cuốn
sách Tán tỉnh bất kỳ ai.
Làm thế nào để thiết lập nhu cầu cần bổ sung?
“Tôi có đúng những cái em cần, em yêu ạ!”
Tôi nhớ có lần, khi tôi còn rất nhỏ, tôi đã hỏi mẹ tôi điều gì đã khiến bố
và mẹ tôi muốn lấy nhau. Bà đã trích dẫn lại một đoạn thơ như sau: