bất hạnh. Người bạn đời của bạn càng “trên cơ” bạn bao nhiêu, thì cả hai
bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy khốn khổ bấy nhiêu. Nguyên tắc này đã
chỉ ra là khi có sự mất cân bằng trong một mối quan hệ, cả hai bên sẽ
cảm nhận được và cố gắng khôi phục trạng thái cân bằng. Hay nói cách
khác là cố gắng “san bằng điểm số”.
Tại sao tôi lại không muốn kết hôn với một người “hơn” mình?
Có thể dễ dàng hiểu được tại sao trong một mối quan hệ không cân bằng,
người “trên cơ” sẽ cảm thấy không hài lòng. Sau khi tình giảm nồng, anh
ta hoặc cô ta sẽ nhìn lại và xác định họ xứng đáng với một đối tượng tốt
hơn nhiều.
Thế còn người “kém cơ” thì sao? Anh ta hoặc cô ta có cảm thấy may
mắn khi “tóm” được một người bạn đời tuyệt vời như vậy không?
Theo lý thì có. Nhưng trên thực tế, họ lại vướng vào cảm giác lo lắng,
bất an, luôn sợ rằng họ không đủ tiêu chuẩn. Điều này hoàn toàn đúng,
không chỉ trong hôn nhân. Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 500 cặp đôi
đang hẹn hò tại trường Đại học Wisconsin để xác định xem nửa kia của
họ mang “tài sản” nhiều hơn, ít hơn hay bằng vào trong quan hệ của họ.
Họ đã phát hiện ra là “tài sản” mà một nửa của họ đặt vào mối quan hệ
càng công bằng bao nhiêu, họ càng thấy hạnh phúc hơn bấy nhiêu. Nếu
một trong hai người giàu có hơn, hoặc hấp dẫn hơn, thì sẽ có sự mất cân
bằng. Và sự bất mãn sẽ nhanh chóng xuất hiện.
Sau đó, nhiều việc không hay sẽ âm thầm xảy ra, và “con quái vật” mất
cân bằng sẽ bắt đầu gặm nhấm tình yêu của họ. Trong cuộc hôn nhân
không cân bằng, các bên sẽ bắt đầu lợi dụng mối quan hệ để “cân bằng
điểm số”. Người “trên cơ” có thể bắt đầu đưa ra những yêu cầu tinh vi, tế
nhị, chẳng hạn như tự cho mình quyền giao tiếp, đối thoại bất cứ khi nào
anh ta/cô ta thích. Hoặc lặng thinh bất cứ khi nào tâm trạng không tốt.