các cuộc đối thoại. Bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy có chủ đề được phép
đề cập đến, có chủ đề thì không.
Chẳng hạn, nghệ thuật được ưu tiên. Giá cả, tiền nong thường không
được nhắc đến. (Suy cho cùng thì họ có thể có bất cứ thứ gì họ muốn,
vào bất cứ khi nào họ muốn mà không cần quan tâm nó đáng giá bao
nhiêu).
Vấn đề thời sự, được. Quan điểm chính trị gay gắt, không. Chuyện
nghiêm túc, được. Chuyện đùa cợt, không.
Trò tiêu khiển, giải trí, được nói. Tôn giáo, không được nói. Thi thoảng,
tôi được mời (với tư cách là một người thuộc tầng lớp lao động, tôi chắc
thế) tới các buổi tiệc của toàn những người mà nhiệm vụ chính trong đời
họ là xác định các hội từ thiện đang tìm kiếm nguồn tài trợ.
Tại hầu hết các buổi tiệc, tôi đều thích nói chuyện về công việc của
mình. Nhưng tại những cuộc tụ tập kiểu này, tôi đã học được là không
nên mỉm cười thân thiện và hỏi: “Anh làm nghề gì?” Vì nhiều vị công tử
danh gia vọng tộc chẳng làm bất cứ việc gì. Ít nhất là họ chẳng phải lo
kiếm tiền để chi tiêu.
Thế còn trường hợp con mồi béo bở thì sao? Tốt hơn hết là bạn nên biết
họ làm gì. Vì sẽ thật khiếm nhã khi hỏi câu đó (hỏi họ làm gì?).
THỦ THUẬT 53: Đừng hỏi “anh/em làm nghề gì”
Hãy lắng tai nghe để biết chủ đề nào thích hợp cho cuộc đối thoại. Con
mồi béo bở và gã công tử nhà giàu thường có đôi chân rất nhạy cảm. Bạn
chắc không muốn lượn vòng quanh và dẫm lên chân họ.
Quan trọng hơn cả, hãy tránh hỏi câu-hỏi-thường-thấy-tại- các-bữa-tiệc:
“Anh/Em làm nghề gì?” Câu hỏi này chứng tỏ bạn thực sự thuộc tầng
lớp lao động.