thể được công nhận về điều đó. Tất cả chúng ta đều có cái nhìn mời gọi
được giấu kỹ trong đôi mắt của chính mình.
Các nhà nhân học thậm chí đã đặt tên cho nó là “cái nhìn giao cấu”. Cái
nhìn giao cấu đóng vai trò quan trọng trong khi làm tình. Chẳng hạn,
trước khi quan hệ tình dục, các con tinh tinh lùn – một loài rất gần với
con người – đã dành khá lâu để nhìn đắm đuối vào mắt nhau.
Tình dục mà không có giao tiếp bằng mắt là điều khó khăn với một số
động vật linh trưởng. Nhiều nhà nghiên cứu Phần Lan đã đưa những con
khỉ đực và cái đến với nhau. Với các thiết bị quan sát, họ đã xác định
được phần cơ thể nào của con cái làm con đực trở nên ngây dại trước
tiên.
Khi cái nhìn đầu tiên của con đực hướng tới là bộ phận sinh dục của con
cái, chỉ có 5 trường hợp xuất tinh ở con đực xảy ra. Tuy nhiên, khi con
đực chăm chú nhìn vào mắt của con cái trước khi ngắm nghía những
điểm riêng tư khác, có 21 trường hợp xuất tinh. (Đàn ông ơi, tăng cường
giao tiếp bằng mắt trong màn dạo đầu có thể không hứa hẹn đem lại cho
bạn tới 21 lần xuất tinh, nhưng chắc chắn sẽ kích thích các cảm xúc yêu
thương khác từ bạn gái của anh đấy). Nhà nhân chủng học Helen Fisher
đã đi xa hơn khi nói rằng: “Có lẽ chính đôi mắt chứ không phải trái tim,
bộ phận sinh dục hay bộ não, mới là cơ quan đầu tiên của tình yêu lãng
mạn.”
Điều gì khiến đôi mắt bạn trở nên quyến rũ và mời gọi? Điều này rất đơn
giản, chỉ cần nhãn cầu mở to. (Rất tình cờ khi xem lại các bức ảnh cũ của
BeĴe Davis hay Clark Gable, bạn sẽ thấy nhãn cầu của họ mở to hết cỡ.
Một việc không thể nghi ngờ. Nhưng, gượm đã!)
Cha đẻ của một ngành khoa học được biết tới với tên gọi là “nhãn cầu
học”, tiến sỹ Eckhard Hess, đã chứng minh rằng, con ngươi to sẽ hấp dẫn
hơn bằng cách đưa ra hai bức ảnh chụp gương mặt của một phụ nữ trước