là mua từng phần và tự “ráp” lại. Đây là dạng của nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Để có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, ngoài bốn vấn đề chính trong thông minh tài
chính, người giàu cần phát triển ba kỹ năng sau đây:
Tìm ra cơ hội mà người khác không nhìn thấy. Ví dụ, một căn nhà ọp ẹp, cũ kỹ
sẽ không được người bình thường chú ý. Nhưng bạn của tác giả đã nhìn thấy đây
là một cơ hội đầu tư tốt vì ngôi nhà cũ này nằm trên một miếng đất lớn. Sau khi
mua, người này phá sập ngôi nhà và chia đất thành nhiều lô nhỏ để bán và kiếm
lợi nhuận.
Dùng tiền người khác để kinh doanh. Tác giả tìm ra một căn hộ giá khá tốt.
Ông đặt cọc 1/10 giá mua và hẹn sẽ trả trong vòng 3 tháng. Chỉ trong vòng 3
ngày, tác giả đã bán lại được căn nhà này và kiếm được lợi nhuận lớn trên số vốn
nhỏ đã bỏ ra đặt cọc.
Chỉ tuyển dụng, làm việc với người thông minh. Người giàu không phải là
người thông minh tuyệt đỉnh. Người giàu trở nên thông minh vì tuyển dụng và
làm việc với những người thông minh hơn mình.
Bài học thứ sáu: Người giàu làm việc để học chứ
không làm việc để kiếm tiền
Những người bình thường dựa vào chuyên môn nghề nghiệp và tinh thần làm việc chăm chỉ
để kiếm việc làm và thăng tiến. Những công việc mà họ tự hào thật ra chỉ đủ giúp họ khỏi phá
sản (Job – Just Over Broke), nhưng chúng sẽ giam họ trong vòng luẩn quẩn và họ sẽ không bao
giờ giàu lên nếu cứ tiếp tục bám lấy những công việc ổn định đó của mình.
Nếu phải làm việc, người giàu sẽ không làm để kiếm tiền mà nhắm đến những công việc giúp
họ học hỏi các kỹ năng cơ bản của thông minh tài chính – kế toán đầu tư, tiếp thị và những hiểu
biết về luật trong kinh doanh, đầu tư – cũng như những kỹ năng quản lý chính để thành công –
quản lý vòng quay tiền mặt, quản lý hệ thống, quản lý nhân sự. Một trong những kỹ năng quan
trọng trong thành công của người giàu đó là kỹ năng giao tiếp và bán hàng. Tác giả đã làm
đúng điều này. Ông xin vào Marine Coprs để học cách lãnh đạo và quản lý một tổ chức, và làm
việc cho Xerox Corps để học kỹ năng bán hàng.
Bài học thứ bảy: Người giàu phải biết vượt qua
chướng ngại vật
Có nhiều người thông minh về tài chính nhưng không thể làm giàu mà vẫn mắc kẹt trong
vòng luẩn quẩn của người làm thuê. Đó là vì họ không vượt qua được năm chướng ngại sau:
Lo sợ bị mất tiền. Nỗi lo bị mất tiền là nỗi lo sợ có thật và hiện hữu trong mỗi
chúng ta. Những người quá lo sợ mất tiền chọn việc đi làm thuê để suốt đời kẹt
trong vòng luẩn quẩn. Những người ít lo sợ hơn thì chọn lối đầu tư an toàn: học
cách cân bằng đầu tư hoặc chọn những tài sản ít rủi ro như trái phiếu. Chỉ những
người can đảm và dám chấp nhận rủi ro – đã tính toán trước – với những khoản
đầu tư của mình mới có thể làm giàu một cách nhanh chóng.
Sự hoài nghi. Trong mỗi chúng ta đều có một chú gà con – hoài nghi và sợ hãi –
trong tâm hồn. Chúng kêu lên thảng thốt “trời sắp sập” mỗi khi chúng ta muốn
làm điều gì đó mới mẻ, có tính bứt phá. Cha giàu dạy: “Hãy rán con gà con ấy như
ông Sanders đã làm.” Ở tuổi 66, ông Sanders đã đi chào bán món gà rán của mình
và bị từ chối 1.009 lần cho đến khi ông thành công và trở thành triệu phú.
Sự lười biếng. Sự lười biếng ngự trị trong mỗi con người chúng ta. Những người
trông có vẻ bận rộn thật ra là đang lười biếng. Họ đang cố gắng bận rộn để trốn
chạy việc quan trọng nào đó. Để chữa bệnh lười biếng trong việc làm giàu, chúng