khi dòng tiền của họ đã phát triển, khi họ đã cảm thấy đủ giàu và có quyền hưởng thụ. Tuy vậy,
số tiền mà họ bỏ ra để mua tiêu sản – những phần thưởng cho thành quả – chỉ chiếm một phần
rất nhỏ so với số tiền họ đầu tư vào tài sản.
Bài học thứ ba: Người giàu quan tâm đến việc kinh
doanh của chính mình
Nhiều người nhầm lẫn giữa nghề nghiệp chuyên môn và kinh doanh. Ray Kroc, chủ của chuỗi
nhà hàng McDonald’s – đã phân biệt rất rõ: bán nhượng quyền kinh doanh hamburger chỉ là
công việc chuyên môn, còn việc kinh doanh của ông chính là bất động sản. Những địa điểm
được ông chọn để mở cửa hàng McDonald’s luôn là những nơi “đắc địa” và có giá trị tăng lên
theo thời gian.
Thực ra, người nghèo và trung lưu đang làm công việc chuyên môn chứ không phải làm kinh
doanh. Họ đang làm chuyên môn cho công việc kinh doanh của những ông chủ và góp phần
làm cho ông chủ giàu lên. Bài học thứ ba của cha giàu chính là: người giàu phải quan tâm đến
đến việc kinh doanh của chính mình, tức là phải xây dựng và luôn giữ cho cột tài sản vững chắc.
Bất cứ đồng nào được đưa vào tài sản đều phải trở thành một nhân công làm việc cho người
giàu.
Những tài sản mà cha giàu và những người giàu khác thường hay sở hữu là: việc kinh doanh
có thể giao cho người khác quản lý để sinh lợi mà không cần đến sự có mặt của cha giàu (nếu
phải quản lý thì việc kinh doanh trở thành công việc), cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất
động sản có thể phát sinh thu nhập, bất cứ những thứ gì có giá trị, có thể tăng giá và đã có sẵn
trên thị trường.
Bài học thứ tư: Người giàu thông minh về tài chính
và thành lập công ty
Người giàu không cần phải học quá cao, nhưng cần thông minh về tài chính và hiểu rõ bốn
vấn đề sau:
Hiểu biết về kế toán, tài chính. Đó là khả năng đọc và hiểu những báo cáo tài
chính. Khả năng này giúp người giàu nhận biết mặt mạnh, mặt yếu của bất kỳ
công ty nào sau khi đọc báo cáo tài chính của công ty đó.
Nắm vững các chiến lược đầu tư. Đó là khả năng chọn tài sản có thể sinh lợi và
ra những quyết định đầu tư khôn ngoan.
Hiểu rõ về thị trường, tiếp thị. Người giàu nắm rõ quy luật cung cầu để nhận
diện các cơ hội kinh doanh cũng như kỹ năng về tiếp thị và bán hàng.
Hiểu biết luật pháp. Người giàu thành lập công ty nhằm đạt được những thuận
lợi về thuế và bảo vệ tài sản của mình. Người nghèo và trung lưu kiếm tiền, trả
thuế rồi mới được dùng tiền. Người giàu – sở hữu công ty – thì kiếm tiền, dùng
tiền rồi mới trả thuế.
Bài học thứ năm: Người giàu tạo ra tiền
Mọi người đều có tài năng bẩm sinh, tuy vậy rất nhiều người đã không phát huy được tài
năng đó vì thiếu tự tin vào bản thân và sợ hãi. Người thành công là người không sợ thất bại và
luôn chủ động tạo ra may mắn cho mình, chứ không thụ động ngồi chờ cơ hội.
Tương tự, với trí thông minh tài chính và tinh thần không sợ thất bại, người giàu chủ động
tìm cách tạo ra tiền cho mình.
Có hai dạng đầu tư để tạo ra tiền. Dạng thứ nhất là mua sản phẩm đầu tư trọn gói từ công ty
trung gian, chẳng hạn như công ty bất động sản, công ty môi giới chứng khoán... Dạng thứ hai