TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 110

CHƯƠNG 5. ĐẦU TƯ LÀM GIÀU

DẠY CON LÀM GIÀU

Cuốn sách Rich Dad Poor Dad dịch sát nghĩa là Cha giàu cha nghèo, chia sẻ tư tưởng và

những bài học làm giàu của người giàu. Tác giả cổ vũ cho việc làm giàu và cho rằng nhiều người

trong xã hội – người làm thuê – đã bỏ qua cơ hội làm giàu cho chính bản thân mình. Cuốn sách

liên tục nằm trong danh sách best-sellers và tạo thành một trào lưu. Tuy vậy, cũng có rất nhiều

người phản đối quan điểm của tác giả về những người chọn cách sống không làm giàu – những

người mà tác giả cho rằng bị rơi vào vòng luẩn quẩn của tiền bạc.

Robert Toru Kiyosaki là nhà đầu tư và doanh nhân người Mỹ. Ông là tác giả chuyên viết sách về

phát triển con người, diễn giả tạo động lực và cũng là nhà bình luận tài chính. Rich dad (Cha

giàu) đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới.

Cha giàu, cha nghèo

Tác giả có hai người cha, một người cha ruột và một người cha nuôi. Người

cha nuôi này là cha ruột của Mike, người bạn thân của tác giả. Hai người đều

thành công trong lĩnh vực của mình. Họ cùng có tính cách mạnh mẽ và ảnh

hưởng đến người khác. Nhưng cả hai khác nhau hoàn toàn về những gì liên

quan đến tiền. Trong khi người cha ruột cho rằng “đam mê tiền bạc là nguồn

gốc của tội lỗi” và không quan tâm đến tiền thì người cha nuôi lại nghĩ rằng

“thiếu hụt tiền bạc mới là nguồn gốc của những điều xấu” và cho rằng tiền

chính là quyền lực. Nguồn thu nhập chính yếu của người cha ruột đến từ công việc. Sau khi trả

thuế và chi trả các hóa đơn đúng hạn, ông tiết kiệm để tích lũy. Còn người cha nuôi kiếm được

rất nhiều tiền từ các khoản đầu tư và luôn chi trả các hóa đơn sau cùng. Câu nói cửa miệng của

người cha ruột là: “Tôi không có khả năng mua món đồ này”, trong khi đó người cha nuôi sẽ tự

hỏi mình: “Làm sao tôi có thể mua được món đồ này?”

Người cha ruột – vốn học giỏi và có bằng tiến sĩ – luôn khuyên nhủ tác giả cố gắng học hành,

lấy bằng về luật, kế toán hay thạc sĩ quản trị kinh doanh để có thể kiếm được công việc tốt,

lương cao. Người cha nuôi – vốn chưa học xong lớp Tám – khuyến khích tác giả học để thông

minh hơn về tài chính, biết cách vận hành của tiền bạc để bắt tiền bạc làm việc cho mình và trở

nên giàu có. Tác giả gọi người cha ruột là cha nghèo, còn người cha nuôi là cha giàu. Năm chín

tuổi, tác giả đã quyết định học về tiền bạc và những bài học làm giàu từ người cha giàu.

Bài học thứ nhất: Người giàu không làm việc để

kiếm tiền, họ bắt tiền làm việc cho họ

Người cha giàu dạy tác giả những bài học làm giàu bằng cách thuê ông làm việc vào các chiều

thứ bảy với giá 10 xu/giờ – mức giá khá thấp vào năm 1956. Sau một thời gian làm việc cực

nhọc, tác giả đã gặp cha giàu để đòi tăng lương. Sự ấm ức của tác giả vì cho rằng bị trả mức

lương thấp được người cha giàu ví như “cú xô đẩy” của cuộc đời. Theo cha giàu thì cuộc đời

luôn xô đẩy chúng ta. Một số người sẽ bỏ cuộc; một số sẽ chiến đấu chống lại sự xô đẩy đó

bằng cách “gây chiến” với ông chủ, với công việc hay thậm chí với vợ hoặc chồng mình; chỉ

một số rút ra được những bài học từ cuộc đời và tiếp tục tiến về phía trước.

Tiếp đó, cha giàu dạy cho tác giả bài học về người nghèo và tiền. Người nghèo suốt đời làm

việc vì tiền bạc mà không biết rõ mục đích gì, và khi kiếm ra nhiều tiền thì họ lại mắc nợ nhiều

hơn. Người nghèo bị kiểm soát bởi hai thứ cảm xúc: sợ hãi và khát khao. Sự sợ hãi vì không có

tiền buộc họ phải làm việc, và khi nhận được lương thì họ lại mong muốn những thứ mà họ có

thể mua được. Khi đó cuộc đời của họ bị “bẫy” vào một vòng luẩn quẩn: thức dậy, đi làm, trả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.