Hãy chuẩn bị tất cả mọi thứ cần thiết để bắt đầu và hoàn thành nhiệm vụ;
Chuẩn bị khu vực làm việc của mình cho công việc A-1;
Tập thói quen thức dậy, sẵn sàng và bắt đầu công việc mà không bị gián đoạn bởi
công việc nào khác;
Thực hiện những việc trên trong 21 ngày liên tục để tạo thành thói quen.
Nguyên tắc số 18: Chia nhỏ công việc
“Làm thế nào để ăn hết một con voi?” Câu trả lời là chúng ta phải ăn từng miếng một. Công
việc cũng vậy. Chúng ta phải biết chia một công việc lớn ra từng phần nhỏ.Về mặt tâm lý, chúng
ta sẽ dễ dàng thực hiện từng công việc nhỏ hơn là thực hiện toàn bộ công việc lớn. Sau khi làm
xong một việc, chúng ta có tâm lý thỏa mãn và muốn thực hiện tiếp một công việc khác. Cứ
thực hiện từng công việc nhỏ, chúng ta sẽ lần lượt hoàn thành toàn bộ công việc lớn.
Nguyên tắc số 19: Phân bố thời gian cho những
nhiệm vụ lớn
Để công việc tiến triển một cách hiệu quá, chúng ta cần phân bố những khoảng thời gian đủ
lớn. Việc cần làm là chúng ta phải hoạch định kế hoạch trong ngày và dành ra những khoảng
thời gian cho nhiệm vụ lớn của mình. Trong những khoảng thời gian đó, chúng ta phải tập
trung toàn bộ trí lực và làm việc không ngừng nghỉ để có thể hoàn thành công việc một cách
hiệu quả, đúng tiến độ.
Nguyên tắc số 20: Ý thức khẩn trương
Ý thức khẩn trương là nguồn động lực và mong muốn nội tại khiến chúng ta muốn bắt tay
vào công việc ngay lập tức và hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn sớm nhất. Ý thức khẩn
trương tạo cho chúng ta khả năng định hướng hành động: lập kế hoạch công việc theo mức độ
ưu tiên, tập trung vào hành động và để mình cuốn vào “dòng chảy” của công việc, của hiệu quả
và năng suất làm việc.
Nguyên tắc số 21: Chuyên tâm với từng công việc
Chu trình “bắt đầu công việc rồi dừng lại, bắt đầu lại và dừng lại lần nữa…” có thể làm lãng
phí thời gian của chúng ta trong việc lấy lại động lực, lấy lại quán tính… cho đến khi đạt được
tiến độ cần thiết. Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc dừng công việc rồi bắt đầu lại này có thể
làm tăng thời gian hoàn thành lên đến 500% so với hoàn toàn chuyên tâm vào công việc từ lúc
bắt đầu cho đến khi thành công. Khi xây dựng được tinh thần kỷ luật để chuyên tâm làm việc
không ngừng nghỉ theo một nhiệm vụ duy nhất, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội đạt được mức độ
làm việc hiệu quả sớm nhất, và có thể hoàn thành những công việc khó khăn với chất lượng
cao và trong thời gian ngắn nhất.
Tài liệu tham khảo:
, Eat That Frog!: 21 Great Ways to Stop Procrastinating and Get More Done in
Less, Berrett-Koehler Publishers, 2007.
và một số web khác có nội dung về cuốn Eat That
Frog!: 21 Great Ways to Stop Procrastinating and Get More Done in Less.