NHỮNG KẺ XUẤT CHÚNG
Cuốn sách Outliers: The Story of Success cung cấp cho chúng ta một cách nhìn khác và toàn
diện hơn về nguyên nhân thành công của những người xuất chúng. Những yếu tố mà chúng ta
thường biết như chỉ số thông minh, tài năng, sự quyết tâm… chỉ mới lý giải cho 50% sự thành
công của họ. 50% còn lại nằm ở những yếu tố hoàn toàn khác và tưởng chừng không liên quan
như: hoàn cảnh gia đình, nền tảng giáo dục của gia đình và trường học, môi trường sống, hoàn
cảnh sống, truyền thống và di sản họ nhận được, các cơ may đến với họ và đặc biệt là số giờ làm
việc, luyện tập cho chuyên môn nghề nghiệp của mình.
Tác giả Malcolm T. Gladwell là nhà báo, diễn giả và tác giả người Canada. Ông hiện là phóng
viên tờ The New Yorker. Cả năm cuốn sách của ông – trong đó có hai cuốn nổi tiếng là Điểm
Bùng Phát và Trong Chớp Mắt – đều nằm trong danh sách best-sellers.
Tài năng bị lãng phí và hiệu ứng Matthew
giúp củng cố, phát triển những tài năng
may mắn
Khi xem kỹ danh sách các thành viên đội bóng khúc côn cầu Meducune Hat
– thuộc giải Major Junior A của Canada – người ta thấy có đến 17 trong tổng
số 25 cầu thủ trẻ được sinh từ tháng Một đến tháng Tư của năm. Điều gì đã
xảy ra với các cầu thủ sinh vào những tháng còn lại? Lý do hết sức đơn giản: Ở Canada, việc
ngắt ngày để tuyển chọn cho môn khúc côn cầu theo lứa tuổi là ngày 1 tháng Một hàng năm.
Những đứa bé lên 10 tuổi vào các tháng Một, Hai, Ba sẽ được chọn dự tuyển cùng với những
đứa bé khác sinh vào tháng Mười, Mười một, Mười hai trong năm. Ở tuổi vị thành viên, việc
chênh lệch mấy tháng tuổi cũng có thể tạo nên sự khác biệt to lớn về mức độ trưởng thành thể
chất của các em. Chính vì thế, các em sinh vào các tháng Một, Hai, Ba – lớn hơn, biết cách phối
hợp hơn – thường được chọn sau những cuộc thi tuyển này. Và khi đó, những cầu thủ trẻ này
sẽ được huấn luyện tốt hơn, có đồng đội giỏi hơn, được thi đấu giải và cọ xát nhiều hơn so với
các em không được chọn. Vì thế khi lên đến 13, 14 tuổi – tuổi dự thi vào giải Major Junior A –
khoảng cách năng lực thi đấu giữa các cầu thủ này và các cầu thủ sinh vào các tháng cuối năm
(từ tháng Năm đến tháng Mười hai) lại càng khác biệt. Điều đó giải thích tại sao có nhiều tuyển
thủ trẻ sinh từ tháng Một đến tháng Tư trong các đội tuyển Major Junior A của Canada. Rõ ràng
những tài năng nhí sinh vào các tháng đầu năm đã có một cơ may – được lựa chọn và phát
triển – hơn hẳn các bạn đồng trang lứa sinh vào các tháng khác. Trường hợp tương tự cũng xảy
ra ở môn bóng chày của Mỹ. Do ngày tuyển chọn rơi vào cuối tháng Bảy, nên số tuyển thủ tài
năng sinh vào tháng Tám được chọn vào các giải chủ chốt luôn nhiều so với các tháng khác. Ở
môn bóng đá của Anh, do ngày tuyển chọn là 1 tháng Chín, nên số tuyển thủ sinh từ tháng Chín
đến tháng Mười một lại chiếm đa số.
Hai nhà kinh tế học – Kelly Bedard và Elizabeth Dhuey – đã xem xét mối quan hệ giữa tháng
sinh và điểm thi môn toán của học sinh theo dữ liệu của TIMSS
, chương trình kiểm tra diễn
ra bốn năm một lần tại nhiều nước trên thế giới. Họ nhận thấy rằng ở các em học sinh lớp Bốn,
những em tháng tuổi lớn hơn có điểm số cao hơn khoảng 4-12% so với những em còn lại. Với
hai em có trí tuệ hoàn toàn ngang nhau thì em có ngày sinh gần ngày thi nhất đạt được tới
80% điểm số, còn em có ngày sinh xa ngày thi nhất chỉ có thể đạt 68% – một điểm khác biệt
khá lớn đủ để loại em nhỏ tuổi ra khỏi những chương trình phát triển tài năng.
Ở những ví dụ trên, sự lựa chọn “thiên vị” – dù khách quan – đã làm sai lệch kết quả lựa chọn
tài năng. Những tài năng may mắn được lựa chọn có nhiều điều kiện tốt hơn để trở nên tài giỏi
hơn. Nhà xã hội học Robert Merton đã gọi hiện tượng thiên lệch này là hiệu ứng Matthew,
phỏng theo lời dạy trong Kinh thánh: “Phàm ai đã có sẽ được cho thêm và dư thừa; còn ai không
có sẽ bị lấy đi.” Những người thành công sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn, những người