TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 24

Chính sách tiền tệ giống như con dao hai lưỡi. Nếu sử dụng đúng, nền kinh tế sẽ tăng trưởng

thuận lợi và không gặp phải những cú sốc lạm phát hay giảm phát. Nếu sử dụng sai, nền kinh tế

sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.

Thương mại và toàn cầu hóa

Thương mại là một phát minh kỳ diệu. Thương mại – trao đổi hàng hóa – đã biến ngô thành

máy nghe đĩa CD, biến phần mềm Windows thành những chai rượu vang hảo hạng, biến

Boeing thành hàng tấn hoa quả và rau tươi… Các nước có khả năng tiếp cận thương mại với

nhiều nước khác sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước không có khả năng thương mại.

Toàn cầu hóa giúp cho mỗi quốc gia tập trung vào việc sản xuất những gì họ đạt năng suất

cao nhất, có lợi thế nhất và sau đó tiến hành mua bán, trao đổi hàng hóa với các nước khác.

Toàn cầu hóa mang tính cạnh tranh cao, do đó tạo ra những kẻ thua cuộc – những nước không

đạt năng suất cạnh tranh so với những nước khác cùng sản xuất một mặt hàng. Ngoài một số lý

do khác – trong đó có cả chính trị – một số nước đã không thật sự tham gia vào công cuộc toàn

cầu hóa. Đây là sai lầm của họ vì nếu xem xét mọi yếu tố liên quan, tham gia toàn cầu hóa vẫn

đem lại nhiều lợi ích hơn so với việc đóng cửa.

Những giải pháp cho nền kinh tế của các nước

đang phát triển

Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hiệp Quốc

(5)

(FAO), hiện tại vẫn còn đến

1 tỉ người không có đủ lương thực. Và trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu vĩ đại

như lên mặt trăng, giải mã bộ gen con người thì vẫn có đến 2 tỉ người có thu nhập dưới 2 đô-la

Mỹ một ngày. Phần đông nhóm người “nghèo khổ” này thuộc về các nền kinh tế đang phát

triển. Chúng ta hãy xem xét những giải pháp sau đây:

Cần thể chế chính phủ hiệu quả. Để tăng trưởng và thịnh vượng, một quốc gia cần

có luật pháp, khả năng cưỡng chế khi có người phạm pháp, tòa án nghiêm minh,

cơ sở hạ tầng cơ bản tốt, chính phủ có khả năng thu thuế, không tham nhũng và

được người dân tôn trọng.
Xác định quyền sở hữu của người dân và doanh nghiệp một cách chính thức và rõ

ràng. Quyền sở hữu – tư cách pháp nhân đối với tài sản – giúp người dân thuê,

chia nhỏ, chuyển nhượng hợp pháp hay sử dụng tài sản làm vật ký quỹ để mượn

vốn.
Loại bỏ những luật lệ bất hợp lý. Những luật lệ bất hợp lý gây ra sự bất ổn, phiền

toái cho người dân, doanh nghiệp và tạo điều kiện cho tham nhũng.
Tập trung nâng cao vốn nhân lực. Những nền kinh tế đang phát triển luôn phải

chú trọng đào tạo và huấn luyện vốn nhân lực. Và hơn thế nữa, những nước này

phải tạo ra một môi trường làm việc tốt để những người có kỹ năng cao có thể

cùng làm việc và phát huy năng lực của họ. Nếu không họ sẽ tìm môi trường

thích hợp hơn ở các nước đã phát triển.

Vượt qua những trở ngại do địa lý gây ra. Theo Ngân hàng Thế giới, trong 30

quốc gia được xếp hạng giàu chỉ có hai quốc gia – Hồng Kông và Singapore nằm

trong vùng nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới – nhiệt độ cao và mưa nhiều – không tốt

cho sản lượng lương thực và sức khỏe của con người. Các nước đang phát triển

nằm trong vùng nhiệt đới cần tạo cơ chế thúc đẩy các công ty dược sản xuất

thuốc điều trị những căn bệnh ở vùng nhiệt đới nhiều hơn. Giải pháp quan trọng

là mở cửa nền kinh tế để thoát khỏi cái bẫy của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu

vào nông nghiệp.
Mở cửa nền kinh tế. Ở phần trên, chúng ta đã bàn về tầm quan trọng của việc mở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.