TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 22

giá trị và rủi ro của sản phẩm tài chính. Vì thị trường hiệu quả nên các quỹ chọn cổ phiếu

không cạnh tranh được với những quỹ đầu tư theo chỉ số, tức là đầu tư vào cả thị trường. Đa

dạng hóa danh mục đầu tư là một cách đầu tư khôn ngoan để chống rủi ro, và đầu tư dài hạn sẽ

đem lại thành quả nếu lựa chọn danh mục đầu tư hợp lý.

Sức mạnh của nhóm lợi ích

Kiến thức về kinh tế học, về chính sách công của các nhà kinh tế học và các nhà chính trị ngày

càng tăng lên, nhưng tại sao các chính phủ lại có những quyết định đi ngược lại những kiến

thức “hoàn hảo” đó? Câu trả lời nằm ở “lợi ích nhóm” của các các chính trị gia. Hãy nghe hai

chính trị gia trao đổi với nhau: “Nếu ông ủng hộ nông dân sản xuất vải nỉ trong địa phương của

tôi, tôi sẽ ủng hộ việc xây dựng tòa nhà vinh danh Bingo trong địa phương của ông.”

Ngược lại với suy nghĩ thông thường, dân chủ không có nghĩa là phục vụ cho quyền lợi của đa

số. Một số nhóm chỉ chiếm 2% nhưng thật sự quan tâm vấn đề nào đó và được tổ chức tốt sẽ

vượt trội hơn so với nhóm chiếm 98% tỷ trọng nhưng có lợi ích ngược lại và không quan tâm

sâu sắc, không được tổ chức và không có động cơ để “đấu tranh”.

Những chỉ số đo lường nền kinh tế

GDP: là chỉ số thể hiện giá trị của tất cả hàng hóa dịch vụ mà một nền kinh tế sản

xuất ra. GDP thường dùng để đánh giá quy mô, sự tăng trưởng của một quốc gia.

GDP danh nghĩa là GDP chưa tính đến lạm phát. GDP điều chỉnh là GDP đã điều

chỉnh lạm phát. Trong ngắn hạn, một quốc gia có thể tiêu thụ nhiều hơn GDP, tức

là tiêu thụ nhiều hơn sản xuất. Nhưng về lâu dài, tổng tiêu thụ của một quốc gia

sẽ bằng hay gần bằng với tổng sản xuất.
GDP bình quân đầu người – hay GDP chia cho dân số của quốc gia dùng để đánh

giá mức độ giàu có của các quốc gia. GDP là một thước đo không hoàn hảo, vì

giàu có hơn không có nghĩa là hạnh phúc hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghiên cứu cho thấy, GDP bình quân đầu người tại Mỹ đã tăng gấp đôi trong giai

đoạn 1970-1999, nhưng cũng trong giai đoạn này số người tự cho mình là “vô

cùng hạnh phúc” lại giảm từ 36% xuống 29%.
Tỷ lệ thất nghiệp: phần trăm số người muốn làm việc nhưng không thể tìm được

việc làm. Theo định luật Okun: nếu GDP tăng 3%, tỷ lệ thất nghiệp không thay

đổi; GDP tăng 4%, tỷ lệ thất nghiệp giảm 0.5%; GDP tăng 2%, tỷ lệ thất nghiệp

tăng 0,5%. Tức là 1% thay đổi của GDP sẽ làm thay đổi 0,5% tỷ lệ thất nghiệp.
Đói nghèo: Dù nền kinh tế có thịnh vượng đến đâu thì vẫn luôn có một tỷ lệ nghèo

đói trong xã hội. Hiện tại ở Mỹ có 13% dân số thuộc vào nhóm nghèo theo chuẩn

đói nghèo do chính phủ Mỹ đưa ra: mức nghèo đối với người độc thân là 8.350

USD/năm trở xuống, và đối với một gia đình có hai con là 22.050 USD/năm trở

xuống.
Bất bình đẳng thu nhập: Các nhà kinh tế sử dụng chỉ số Gini để đo sự bình đẳng

về thu nhập. Chỉ số Gini bằng 0%: là tình trạng bình đẳng tuyệt đối – tất cả người

đi làm đều có thu nhập bằng nhau; còn khi chỉ số là 100%: là tình trạng bất bình

đẳng tuyệt đối – chỉ một người chiếm toàn bộ thu nhập của xã hội. Vào năm

2007, chỉ số này của Mỹ là 45%, của Pháp là 28%, Thụy Điển là 27% còn Brazil là

57%.

Quy mô của chính phủ: Nói quy mô chính phủ lớn hay nhỏ phải căn cứ vào một
chuẩn mực nào đó. Một thước đo khá đơn giản là tỷ lệ toàn bộ chi tiêu của chính
phủ – địa phương, bang, liên bang – đối với GDP. Quy mô của các chính phủ lần
lượt như sau: Mỹ: 30%, Anh: 40%, Nhật Bản: trên 45%, Pháp và Thụy Điển: hơn
50%. So với các nước vừa kể, quy mô của chính phủ Mỹ nhỏ hơn, do đó người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.