TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 20

Sự “lợi hại” từ động cơ tư lợi của con người

Động cơ tư lợi của mỗi người dẫn dắt hành động của họ. Khi được trả tiền thưởng, hoa hồng

cao, chúng ta sẽ làm việc chăm chỉ hơn. Nếu giá xăng dầu tăng lên, chúng ta sẽ hạn chế đi lại

bằng xe riêng. Nếu đứa con gái ba tuổi của tác giả biết ông sẽ cho nó một cái bánh nếu nó nín

khóc, thì khi tác giả đang nói chuyện điện thoại, nó sẽ khóc thật to để được cái bánh. Như

Adam Smith

(2)

đã viết trong cuốn Sự giàu có của các quốc gia: “Không phải do lòng nhân từ của

người bán thịt, người ủ rượu bia, người bán bánh mì mà từ mối quan tâm đến lợi ích của bản

thân họ mà chúng ta có bữa ăn tối.”

Hiểu rõ về tính tư lợi của con người, chúng ta có thể lên kế hoạch tương ứng để giải quyết

phần nào các vấn đề vốn khó khăn như bảo vệ tê giác đen, khỉ đột hay các loài thú quý hiếm

khác khỏi sự tuyệt chủng; giảm nhu cầu về điện ở những nơi mất cân bằng cung cầu như

California, giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa người đại diện (quản lý, CEO…) và các ông chủ,

thiết kế lại chính sách thuế của chính phủ nhằm thu thuế của người giàu chuyển sang người

nghèo…

Chính phủ và nền kinh tế thị trường

Khi đổi từ chiếc Honda Civic sang chiếc Ford Explorer với những tiện ích tốt hơn cho gia

đình, tác giả và chiếc xe mới của mình sẽ làm phát sinh những vấn đề bên ngoài: gây rủi ro hơn

cho tính mạng của những người chạy xe Honda Civic hoặc xe nhỏ, ảnh hưởng đến những đứa

trẻ bệnh hen ốm yếu do khí độc hại mà Ford Explorer thải ra, làm tăng mực nước biển – bởi

khí thải CO2 và các khí thải khác – ảnh hưởng đến cả thế giới, đặc biệt là những người sống ở

các vùng bị ảnh hưởng như New Orleans. Tuy vậy, như mọi người khác, tác giả không phải bận

tâm về những vấn đề này mà chỉ quan tâm đến chi phí mua và vận hành xe.

Các yếu tố bên ngoài xuất hiện và tăng lên khi chi phí xã hội cao hơn chi phí cá nhân. Với

động cơ tư lợi cao, các cá nhân sẽ tận hưởng tối đa sự miễn phí của chi phí xã hội nếu thị

trường vắng bóng vai trò của chính phủ. Vai trò chủ yếu của chính phủ trong nền kinh tế thị

trường là giải quyết những yếu tố bên ngoài trong những trường hợp mà hành vi của các cá

nhân hoặc công ty gây ra hậu quả lớn cho xã hội.

Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường:

Cung cấp cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế;
Xây dựng và duy trì khung pháp lý giúp thị trường có thể vận hành như xác lập và

bảo vệ quyền sở hữu vật chất, trí tuệ cho các cá nhân và công ty; ban hành những

đạo luật chống độc quyền; cấm các công ty không được liên kết theo hướng xóa

bỏ các lợi ích từ cạnh tranh, cấm gian lận thương mại...;

Cung cấp những “hàng hóa công” giúp cuộc sống của người dân tốt đẹp hơn như

hệ thống phòng thủ tên lửa hoặc ngọn hải đăng trên biển. Có những loại hàng

hóa công mà chính phủ phải là người cung cấp và quản lý, vì nếu giao cho công ty

tư nhân sẽ gây nhiều hệ lụy như: nghiên cứu cơ bản, thực thi pháp luật, các công

viên và không gian mở.
Giải quyết những vấn đề còn yếu kém của chủ nghĩa tư bản bằng cách điều chỉnh

các yếu tố bên ngoài một cách phù hợp, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Tham gia phân phối lại của cải: thu thuế từ một số công dân và trao lại cho

những công dân khác. Cuộc tranh cãi giữa hai lựa chọn: một cái bánh được chia

đều hay một cái bánh lớn hơn với các phần chia không đều là cuộc tranh luận

chưa bao giờ kết thúc giữa các nhà kinh tế học và chính trị gia.

Đối với thị trường, chính phủ có thể được ví như dao mổ của bác sĩ phẫu thuật đối với bệnh

nhân. Nếu bác sĩ giỏi, mổ thận trọng và đúng cách thì mọi việc sẽ ổn. Nếu bác sĩ không đủ năng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.