lực hoặc xử lý tắc trách thì dù với những ý định tốt đẹp nhất, họ cũng sẽ tạo ra những hậu quả
vô cùng tai hại.
Kinh tế học thông tin
Theo lý thuyết Kinh tế học Đại cương (Econ 101), tất cả các bên tham gia thị trường đều có
“thông tin hoàn hảo”. Cả người tiêu dùng và công ty sản xuất đều biết những gì mà họ muốn
biết. Thế nhưng thực tế trên thị trường lại thú vị và lộn xộn hơn nhiều so với lý thuyết này.
Chương trình học bổng Hope Scholarships của cựu Tổng Thống Bill Clinton không thành
công vì các sinh viên có đủ thông tin về kế hoạch tương lai của mình còn các nhà quản lý quỹ
thì không. Vì vậy chỉ những sinh viên thuộc nhóm thu nhập thấp mới xin học bổng này. Kết quả
là các khoản hoàn trả không đủ bù vốn và chi phí quản lý quỹ.
Khi đi khám bệnh, chúng ta luôn ở thế bất lợi về thông tin so với các bác sĩ. Nếu bác sĩ không
giỏi hoặc thiếu y đức thì bệnh nhân luôn là người chịu thiệt.
Để đối phó với tình trạng thông tin bất đối xứng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, các công
ty bảo hiểm hoặc sẽ bán bảo hiểm theo nhóm (trong một nhóm xác định nào đó, ai cũng phải
mua), hoặc phải thẩm định rất kỹ nếu bán bảo hiểm cá nhân.
Thông tin đóng vai trò quan trọng trong kinh tế thị trường. Các nhà kinh tế nghiên cứu
những gì chúng ta làm khi có thông tin và khi không có thông tin.
Năng suất lao động và vốn nhân lực
Vốn nhân lực (human capital) là toàn bộ kiến thức, kỹ năng của một cá nhân: kiến thức, trí
thông minh, tầm ảnh hưởng, uy tín, sự trung thực, tính sáng tạo, kinh nghiệm làm việc, các loại
kỹ năng, ý chí… Có thể nói, vốn nhân lực là tất cả những gì còn lại của một người nếu ai đó lấy
đi tất cả tài sản – công việc, tiền bạc, nhà ở… – và để mặc họ với chỉ bộ quần áo trên người.
Vốn nhân lực quan trọng vì nó có sự liên hệ chặt chẽ với một trong những khái niệm kinh tế
học quan trọng nhất: năng suất lao động – theo định nghĩa đơn giản nhất là số giờ tối thiểu mà
người lao động cần để sản xuất một món hàng nào đó.
Tổng vốn nhân lực của một quốc gia sẽ quyết định mức độ thịnh vượng của xã hội đó chứ
không phải tài nguyên thiên nhiên hay những thứ khác. Marvin Zonis, giáo sư Đại học Chicago
đã phát biểu đại ý như sau: “Nhu cầu của nguồn lực con người ngày càng cao. Quốc gia, công ty
nào có thể huy động và sử dụng vốn nhân lực và trường học nào có thể sản sinh ra nguồn vốn
này sẽ chiến thắng. Còn những quốc gia không làm được điều đó sẽ muôn đời lạc hậu, lầm than
và là mối phiền toái cho các quốc gia khác.”
Các thị trường tài chính
Thị trường tài chính cung cấp những chức năng sau đây cho chúng ta:
Huy động vốn: Các cá nhân, công ty và chính phủ cần vốn để làm những việc mà
hiện tại họ không đủ khả năng tài chính thực hiện, do đó các thị trường tài chính
sẽ cấp vốn cho họ ở một mức giá nhất định nào đó;
Bảo vệ và sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận;
Bảo hiểm tính mạng con người, tài sản đối với vô vàn rủi ro;
Đầu cơ ngắn hạn: con người luôn có nhu cầu kiếm ra tiền trong khoảng thời gian
ngắn.
Rất khó kiếm một món hời – lợi nhuận cao, rủi ro thấp – trong đầu tư, vì thị trường tài chính
nếu không phải hoàn toàn hiệu quả thì hầu như rất hiệu quả. Nghĩa là giá cả luôn thể hiện được