Nguyên văn: Trung nhị thiên thạch, theo Nhan Sư Cổ chú
Hán thư - Tuyên đế kỷ giải thích: Theo chế độ nhà Hán, phẩm trật nhị
thiên thạch, một năm được lĩnh một ngàn bốn trăm bốn mươi thạch,
thực tế không đủ hai ngàn thạch. Còn trật trung nhị thiên thạch, thì
một năm được lĩnh hai ngàn một trăm sáu mươi thạch. Lấy tròn là hai
ngàn, cho nên gọi là “trung nhị thiên thạch”.
Du kỵ là chỉ kỵ binh đảm nhiệm việc tuần tra trước khi đột
kích, tấn công.
Các nhà trạm dành cho các quan đi qua nghỉ chân.
Câu này vốn xuất xứ từ Tả truyện - Thành Công thập tam
niên.
Tới giờ ăn thì phải đánh chuông để gọi người về ăn và khi ăn
thì phải bày vạc lớn ra mà ăn. Chỉ nhà quyền quý. Gọi tắt là “chung
đỉnh” hoặc “đỉnh chung”.
Quân không có vị thế bất biến, nước không có hình dáng cố
định.
Nhỏ qua lớn lại, tốt lành vậy, hanh thông vậy.
Mũ điêu thiền: Là mũ của các vị cận thần của thiên tử như
Thị trung, Hoàng môn thị lang, Thị ngự sử, trên mũ thường dùng đuôi
chồn (điêu) và sức hình cánh ve (thiền, sau gọi chệch thành thuyền) để
trang trí. Vương Doãn từng giữ chức Thị ngự sử nên có chiếc mũ này.
Tương truyền, mỹ nhân Điêu Thuyền là thị nữ chuyên quản mũ điêu
thiền trong cung.
Hạ Bì thuộc tỉnh Giang Tô, thời xưa được gọi là Bì Quốc,
Hạ Bì. Là đô ấp thời Thương Chu, vào thời Xuân Thu, Tống Tương
Công đã cho tu tạo thành thành ấp, thời Tần được gọi là huyện Bì. Đến
thời nhà Hán, Hạ Bì từng là kinh đô nước Sở, khi Hàn Tín được phong
làm Sở vương đã đóng quân tại đây. Thời Đông Hán được đặt làm Hạ
Bì Quốc, quản hạt 17 thành, bắc giáp tỉnh Sơn Đông, nam kéo dài đến