TÀO THÁO - THÁNH NHÂN ĐÊ TIỆN TẬP 3 - Trang 548

[361]

Nguyên văn Hán Việt “Phi kỳ quỷ nhi tế chi, siểm dã”. Câu

này trong thiên Vi Chính, sách Luận Ngữ.

[362]

Bát Tịch là những ghi chép liên quan đến việc miễn giảm

hình tội trong Chu Lễ. Trong đó quy định tám trường hợp, đối với
người thân (thân thích), cố (quan hệ cũ), hiền (tài), năng (giỏi), công
(có công), quý (quý tộc), cần (chăm chỉ), tân (khách) thì có thể xử lý
khoan hồng. Sau này cháu nội của Tào Tháo là Tào Duệ định ra luật
mới, đổi Bát tịch thành Bát nghị, chính thức viết vào trong pháp điển,
các đời sau kế thừa liên tục cho tới thời nhà Thanh.

[363]

Đây là bài Khổ hàn hành của Tào Tháo, thuộc thể loại

Tương họa ca - thanh điệu khúc trong nhạc phủ đời Hán.

[364]

Ác sái: tức bệnh kết hạch, khối u trong phổi.

[365]

Mười ba châu: bao gồm Tư Lệ, Ký Châu, Thanh Châu, U

Châu, Tịnh Châu, Duyện Châu, Từ Châu, Dự Châu, Kinh Châu, Ích
Châu, Lương Châu, Dương Châu, Giao Châu. Đến năm Kiến An thứ
mười một, Tào Tháo chiếm cứ bảy châu: Tư Lệ, Ký, Thanh, Tịnh,
Duyên, Từ, Dự và khống chế hơn nửa U Châu. Mã Đằng, Hàn Toại ở
Lương Châu trên danh nghĩa thuộc về triều đình quản lý. Dương
Châu, khu vực từ Trường Giang lên phía bắc cũng bị Tào Tháo nhúng
tay vào.

[366]

Tào Duệ (

曹 叡): có tài liệu phiên âm là Tào Tuấn. Chữ 叡

theo Thuyết Văn Giải Tự và Khang Hy Tự Điển đều chú âm “Dĩ nhuế
thiết”, tức đọc là Duệ. Theo chúng tôi, phiên âm là Tào Duệ chính xác
hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.