Quân về Hứa Đô
Thất bại ở Uyển Thành đều là do Tào Tháo để việc cá nhân gây
nên, việc này khiến Tháo vừa hối hận vừa hổ thẹn. Trận ấy không những
tổn thất binh mã, lương thực, mà cả con trtrởng là Tào Ngang, cháu là Tào
An Dân cùng với chiến tướng tâm phúc là Điển Vi đều phải bỏ mạng.
Trương Tú sau khi chỉnh đốn binh mã đã cử Trương Tiên tiếp tục
truy kích, khiến quân Tào cũng không thể tiếp tục đóng trụ ở bờ đông sông
Dục Thủy được nữa. Đúng là thua trận thì như núi lở, rõ ràng quân địch có
ít nhân mã, nhưng quân Tào vẫn đứng ngồi không yên, lòng quân hoang
mang không biết làm thế nào, chỉ còn cách vừa đánh vừa chạy, lòng vòng
mãi mới lui đến huyện Vũ Âm đóng trại.
Vào thành rồi, binh mã ăn nghỉ đồn trú bố trí đâu đấy, cuối cùng
Tào Tháo cũng có thể được khóc một trận như chưa từng được khóc. Tào
Ngang là cốt nhục duy nhất của ái thê Lưu thị để lại, Tào Ngang vì khó
sinh mà Lưu thị qua đời ngay khi đó, sau đấy Tào Ngang được chính thất
Đinh thị nuôi dưỡng trtrởng thành. Đinh thị coi Tào Ngang như con đẻ,
dành hết yêu thương tâm huyết mà nuôi nấng. Tào Ngang lại là đứa trẻ có
chí phấn dấu, biết vươn lên, bảy tuổi đã biết học văn thơ, chín tuổi biết
học võ nghệ, trong nhà cũng là đứa con hiếu thuận, xuất binh cũng đảm
trách chức Tướng quân, không ngờ mới mười tám tuổi đã bỏ mạng nơi
chiến trường, trong khi đó lại vì tận hiếu mà mất mạng, giờ quay về biết ăn
nói sao với Đinh thị đây?
Tào An Dân là con của Tào Đức - đệ đệ của Tào Tháo. Khi xưa Tào
Tung và Tào Đức cùng rời Từ Châu đến Duyện Châu, nửa đường bị bộ hạ
của Đào Khiêm là Trương Khải mưu đoạt của cải mà hại đến tính mạng,
trong khi cả nhà thảy đều bị sát hại dưới tay của Trương Khải thì duy chỉ có
Tào An Dân một mình may mắn thoát chết. Thằng nhỏ này tuy không
ngoan ngoãn cho lắm nhưng được cái thông minh lanh lợi, lại là máu mủ
của Tào Đức để lại, nhưng giờ cũng bị chôn vùi cả rồi, biết ăn nói thế nào
với Tào Đức đã mất đây?
Điển Vi là hổ tướng đương thời, anh dũng không thua kém Mạnh
Bôn, Hạ Dục năm xưa, lúc nào cũng theo sát bên Tào Tháo, là mãnh tướng