TẬP ÁN CÁI ĐÌNH VÀ DAO CẦU
THUYỀN TÁN
Ngô Tất Tố
www.dtv-ebook.com
Lời Giới Thiệu
Hoạt động sáng tác văn chương của Ngô Tất Tố gắn liền với cuộc đột
biến sâu rộng trong lịch sử ngôn ngữ của dân tộc nửa đầu thế kỷ XX, đã
khai sinh "kỷ nguyên tiếng Việt có chữ viết riêng", "quốc tự mới" là chữ
quốc ngữ bùng phát, hoàn toàn thay thế "quốc tự cổ truyền" là chữ Hán.
Được thừa hưởng và ngày càng thấu hiểu "tư duy ngôn ngữ tiếng mẹ
đẻ", gặp thời "tiếng mẹ đẻ có chữ viết riêng", "nền quốc văn mới" ra đời, là
cây bút xuất thân từ cựu học, không qua một trường lớp chính quy đào tạo
"tân học" nào, luôn luôn tâm niệm "viết có thần của ngòi bút", "viết theo
luật thiên nhiên như cha ông mình vẫn nói", Ngô Tất Tố đã dày công vận
dụng "sức mạnh của bút lực hiện thực", đã vững vàng, đã không bỡ ngỡ,
liên tiếp sáng tác ba tập phóng sự - thể văn mới, còn non trẻ trên văn đàn và
báo chí nước ta trong những năm 1930 - 1945.
Xen giữa phóng sự Dao cầu thuyền tán đăng trên báo Công dân (1935)
và phóng sự Việc làng đăng trên Hà Nội tân văn (1940), Ngô Tất Tố cho
đăng phóng sự Tập án cái đình trên báo Con Ong vào năm 1939.
Về phóng sự Tập án cái đình
Phóng sự Tập án cái đình gồm 12 câu chuyện, đăng liên tiếp trên 14 số
của tuần báo Con Ong trong các năm 1939 - 1940 (câu chuyện "Mỗi năm
một lần đánh đuổi Thành hoàng" đăng trên ba số). Câu chuyện thứ nhất
"Khao làng cho lợn bằng một bữa tiệc rau nộm" đăng trên báo số 19, ngày